ĐỖ PHỦ

Posted by tranminhhuydn on Mon, 12/09/2011 25:13

ĐỖ PHỦ 杜甫 (712-770) :

Tự Tử Mỹ, hiệu Thiếu Lăng, vốn quê ở Tương Dương tỉnh Hồ Bắc, sau tổ phụ dời xuống ở huyện Củng, tỉnh Hà Nam. Đi thi không đỗ nên chỉ giữ chức quan nhỏ. Khi có loạn An Lộc Sơn, ông chạy theo vua nên được cử làm gián quan. Sau vì bất mãn, ông xin từ quan về Tần Châu, Thành Đô. Không bao lâu, ở Tứ Xuyên có loạn, ông đưa gia đình đi cư sang Hồ Bắc, Hồ Nam, cuối cùng chết ở Lỗi Dương.


Đỗ Phủ thủy chung chỉ là một nhà sáng tác thơ ca, đã mở đường cho Tân nhạc phủ của Nguyên Chẩn, Bạch Cư Dị, Thơ nhạc phủ của Trương Tịch, Vương Kiến và Chính nhạc phủ của Bì Nhật Hưu

Thơ của ông phần lớn là thơ trữ tình, số ít còn lại là thơ tự sự. Bút pháp lưu loát, phóng khoáng.Tác phẩm : Đỗ Lăng Tập khoảng 1400 bài làm theo các thể ngũ ngôn, thất ngôn, Cổ thể, Cận thể ...

 

1. 望牛头寺

牛 頭 見 鶴 林,

棲 逕 繞 幽 林。

春 色 浮 山 外,

天 河 宿 殿 陰。

傳 燈 無 白 日,

布 地 有 黃 金。

休 作 狂 歡 老,

回 看 不 住 心。

 

Vọng Ngưu Đầu tự

Ngưu đầu kiến hạc lâm,

Thê kính nhiễu u lâm.

Xuân sắc phù sơn ngoại,

Thiên hà túc điện âm.

Truyền đăng vô bạch nhật,

Bố địa hữu hoàng câm (kim).

Hưu tác cuồng hoan lão,

Hồi khán bất trụ tâm.

Chú thích:

Ngưu Đầu : Núi thuộc thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, nằm ngoài Trung Hoa môn 15km. Cao hơn mặt biển 242m9, do hai ngọn núi đứng cạnh nhau, hình dáng như đầu con trâu nên gọi là Ngưu Đầu. Trên núi có rất nhiều tự viện. Pháp Dung, Tổ tông Ngưu Đầu khai thiền tại đây, nên núi này là cái nôi của tông Ngưu Đầu.

Viếng chùa Ngưu Đầu

Bài thơ này ghi lại nỗi niềm lúc xuống núi trở về, sau khi Đỗ Phủ đến núi Ngưu Đầu viếng thăm thiền sư Hạc Lâm.

Ngưu đầu kiến hạc lâm, thê kính nhiễu u lâm.

Sau khi làm lễ ra mắt thiền sư Hạc Lâm, cảm giác đầu tiên của thi nhân là nhận ra thiền cơ cao thâm huyền diệu của ngài, giống như con đường lên đỉnh núi, uốn vòng khúc khuỷu, xuyên qua đám mây mù, khó thấy được chân diện mục.

Đợi đến lúc thi nhân leo lên tầng lầu cao mới nhanh chóng nhận ra điều mình muốn tìm, hóa ra nó nằm ngay trước mặt.

Xuân sắc phù sơn ngoại, thiên hà túc điện âm

Sắc xuân lấp lánh ở núi xa, dãy ngân hà hiện ra trên màn đêm, không gì mà không phải chí đạo. Đến trình độ này, thi nhân được pháp hỷ tràn trề, thiền duyệt trải khắp.

Truyền đăng vô bạch nhật, bố địa hữu hoàng kim

Tiếp đến thi nhân biểu lộ cảm xúc đối với việc mồi đuốc (truyền đăng) chẳng phải là việc dễ làm, chỉ vì thương xót chúng sanh trong đêm dài tăm tối nên mới vận dụng lòng từ bi rộng lớn đem Phật pháp ban bố khắp hết thế gian (vàng ròng dụ cho Phật pháp tôn quý).

Hưu tác cuồng ca lão, hồi khán bất trụ tâm

Đến đây chúng ta thấy thi nhân có mối cảm kích vô cùng với thiền sư và lòng tôn kính tràn đầy với Phật pháp mà không bị dính mắc cho nên nói: nhìn lại tâm chẳng dính (hồi khán bất trụ tâm). Từ chỗ này, chúng ta biết được Đỗ Phủ quả có sự lãnh hội Phật pháp qua nghĩa lý kinh Kim Cang: “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”. Cuộc đời của Ông mặc dù rất khốn khổ, nhưng từ thủy chí chung, theo cảnh giới trung dung “ai nhi bất thương” (đau mà không thương) mà nhìn thì quả thực Đỗ Phủ nhận được sự lợi ích từ trong Phật pháp.

Viếng chùa Ngưu Đầu

Đứng ở Ngưu Đầu thấy Hạc Lâm,

Núi cao đường tắt uốn chung quanh.

Cảnh xuân tươi thắm ngoài ngàn núi,

Ngân hà tạm trú điện tối tăm.

Ai lại mồi đèn vào buổi sáng,

Để lót đất kia có vàng ròng.

Thôi làm ông lão vui cuồng nhiệt,

Xoay lại mình xem, chẳng trụ tâm.

2. 谒真谛寺禅师

兰若山高处,烟霞嶂几重.

冻泉依细石,晴雪落长松.

问法看诗忘,观身向酒慵.

未能割妻子,卜宅近前峰.

Yết Chân Đế tự thiền sư

Lan nhã sơn cao xử, yên hà chướng cơ trọng.

Đống tuyền y tế thạch, tình tuyết lạc trường tùng.

Vấn pháp khan thi vong, quán thân hướng tửu dung.

Vị năng cát thê tử, bốc trạch cận tiền phong

Yết kiến thiền sư chùa Chơn Đế

Hai câu thơ đầu tả chùa Chơn Đế ẩn trong đám mây mù vây phủ đỉnh non cao. Một, nhằm hiển bày cảnh tượng khoáng đạt của tự viện, vách núi cao khó tiếp cận, ngầm dụ cho Phật pháp cao siêu huyền diệu, không phải tu học qua loa mà thâm nhập được. Hai, nhằm biểu đạt lòng hâm mộ của chính thi nhân đối với tự viện, đối với Phật pháp.

Hai câu kế tả cảnh trí mà Đỗ Phủ thấy trên đường. Suối trên non đã đóng băng nên cảm thấy núi đá tĩnh tại, đây là động mà tĩnh; dưới ánh nắng, tuyết trắng phủ trên tùng xanh bắt đầu tan một ít, một số đang bay lượn trong không gian; đây là tĩnh trong động. Thi nhân ở chỗ kết hợp động tĩnh này, mô tả nhiều lớp xen lẫn, khiến cảnh sắc sinh động nhanh chóng đập vào mắt, thật là những câu tả cảnh rất hay. Đồng thời ở đây cũng biểu đạt trong tĩnh có động, trong động có tĩnh, tư tưởng biện chứng về động tĩnh nương vào nhau thành lập.

Thơ và rượu là hai thứ mà thi nhân rất thích, là chỗ ký thác của tâm thần, nhưng từ lúc Đỗ Phủ bái yết thiền sư, sau khi lắng nghe diệu pháp, càng có khả năng buông bỏ rượu và thơ. Quả thật Phật pháp vô biên, thiền nghĩa cao siêu huyền diệu. Nhưng cuối cùng thi nhân chẳng thể bỏ hết việc đời, cho nên mới nói Vị năng cát thê tử, bốc trạch cận tiền phong( chưa thể bỏ vợ con, chọn nhà gần trước núi). Ở đây cũng cho ta thấy được thi nhân là bậc quân tử ngay thật rất chân thành thẳng thắn. Ông chẳng thể đoạn dứt tình nghĩa nên cứ nói thẳng ra, thật là “ trực tâm” khó được. Kinh Lăng Nghiêm ghi: “ Các đấng Như Lai trong mười phương vì cùng một con đường xa lìa sanh tử nên đều dùng trực tâm. Vì tâm và lời nói có trực mới đến được địa vị trước sau như thế, ở khoảng giữa trọn không có tướng quanh co”. Thế nên, chỗ đáng khen trong bài thơ này chính là “ trực tâm” của câu thơ cuối cùng.

Yết kiến thiền sư chùa Chơn Đế.

Núi cao có am thiền,

Khói ráng non chập chùng.

Suối đông nương bờ đá,

Tuyết tạnh thả ngọn tùng.

*

Hỏi pháp quên thi tứ,

Quán thân bỏ rượu nồng.

Vợ con chưa thể dứt

Chọn nhà gần trước non.

 

3. 宿赞公房

杖锡何来此,秋风已飒然.

雨荒深院菊,霜倒半池莲.

放逐宁违性,虚空不离禅.

相逢成夜宿,陇月向人圓.

Túc Tán Công phòng

Trượng tích hà lai thử, thu phong dĩ táp nhiên.

Vũ hoang thâm viện cúc, sương đảo bán trì liên.

Phóng trục trữ vi tánh, hư không bất ly thiền.

Tương phùng thành dạ túc, lũng nguyệt hướng nhân viên.

Nghỉ ở phòng Tán Công

Do dâng sớ cứu Tể tướng Phòng Quan, nên thi nhân bị giáng chức quan, tạm ở Tần Châu, không ngờ gặp lại Tán Công, nguyên trụ trì chùa Đại Vân ở Kinh Sư, do đó mới dùng trượng tích hà xứ lai (gậy thiền ở đâu đến?) để mở đầu bài thơ, biểu lộ sự kinh ngạc cho cuộc tao phùng.

Thu phong dĩ táp nhiên, câu thơ này ngụ tình nơi cảnh một cách tự nhiên, dùng gió thu thổi ào ào để kể ra một phần bất mãn và khốn khổ.

Vũ hoang thâm viện cúc, sương đảo bán trì liên, nối tiếp ý nghĩa gió thu, tiến lên một bước nhấn mạnh hoàn cảnh tiêu điều thê lương của Tán Công và của chính mình.

Về đối rất chỉnh, dùng chữ rất chuẩn, dùng hai chữ hoang(荒) và đảo (倒) để diễn tả hết sức sinh động về thân thế suy bại của thi nhân.

Chỗ này cũng là phần sau khen ngợi phạm hạnh cao khiết của Tán Công để làm nổi bật thiền tâm thanh tịnh.

Bài thơ đến câu phóng trục ninh vi tánh, hư không bất ly thiền. (đi đày đâu lìa tánh, hư không chẳng rời thiền) thì tâm lý buồn rầu một phen quét sạch, thay vào đó là sự bình ổn an hòa vô tận, và để lộ ra khí thế hào hùng của thiền giả một mình trên đỉnh cô phong.

Tán Công thông suốt Phật pháp, không luận là ngoại cảnh thay đổi ra sao cũng không thể làm lay động tâm thanh tịnh của Ngài. Hết thảy muôn pháp không gì chẳng phải chơn như, bản thân bị đi đày cũng chẳng lìa tánh không, và như hư không kia cũng là thiền.Ở bên cạnh Tán Công, thi nhân cũng được lây lan chút phần điềm tĩnh, an tường của Ngài.

Đêm về, được nghĩ lại trong phòng của Tán Công, ngẩng đầu trông trăng sáng vằng vặc, bầu trời thoáng đãng, giống như thiền tâm sáng chói, hay trừ sạch các thứ thuận nghịch. Đồng thời câu thơ cuối cũng nêu lên được ý của đầu đề.

Nghỉ ở phòng Tán Công

Ở đâu đến, gậy thiền,

Ào ào gió thu bươn.

Cúc chùa rậm, mưa ít,

Sen ao vơi, nhiều sương.

*

Đi đày đâu trái tánh,

Hư không chẳng xa thiền.

Gặp nhau đêm ngủ lại

Trăng sáng chiếu nhân thiên.

view(649)