Hai trăm bài thơ khai ngộ Thiền tông

Posted by Thông Thiền on Fri, 30/05/2025 41:18

Hai trăm bài thơ khai ngộ Thiền tông

LỜI GIỚI THIỆU

Tánh thể không tướng, nhưng hay tùy thời hiện bày tất cả tướng. Thiền vốn vô ngôn mà tự tại ứng cơ thuyết vô lượng ngôn. Chư vị Tổ sư, Thiền sư có khi hét vang, lúc thì vung gậy; quý Ngài tùy thời nói nín, cúi ngước, đưa mắt nhìn thẳng… Thảy đều là diệu dụng, đưa học nhơn trở lại tâm thể chân thật vốn sẵn chính mình. Thi kệ Thiền môn cũng không phải việc khác.
Read more
view(30)

Vân Cư Sơn Chí

Posted by tranminhhuydn on Sat, 10/08/2024 42:15

LỜI GIỚI THIỆU

Của VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM

 

Vân Cư sơn chí do Hòa thượng Thích Thông Thiền, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thiền học Bắc Truyền dịch sang tiếng Việt là một tác phẩm quý giá, ghi lại lịch sử hình thành và phát triển của núi Vân Cư, một địa danh linh thiêng trong Phật giáo. Cuốn sách không chỉ là một bản ghi chép về quá khứ mà còn là một bức tranh toàn cảnh về sự giao thoa giữa lịch sử, văn hóa và tinh hoa Phật giáo, mang đến cho độc giả những kiến thức quý giá và những cảm thức tâm linh sâu lắng.

Read more
view(238)

VIẾT BÊN SONG TRÚC tùy bút

Posted by Thông Thiền on Thu, 16/02/2023 45:08

TỰA

Viết Bên Song Trúc là tập tùy bút ghi lại những tâm tư nguyện vọng trong chặng đường tu học đã qua trong cuộc đời của một thiền sinh từ năm 1974 đến 2004.

Read more
view(362)

TỪ ĐIỂN THUẬT NGỮ ĐẠO GIÁO

Posted by Thông Thiền on Wed, 08/02/2023 07:17

Trong "Giới Bản Khất Sĩ Tân Tu", điều giới 27 trong 70 giới uy nghi có đề cập đến việc một vị nam khất sĩ phải nên thường xuyên vận động để sức khỏe được cường tráng; nên học kỹ phương pháp bảo tồn tinh, khí và thần. Thứ đến, người tu thiền cũng cần phân biệt được những thuật ngữ đạo giáo với thuật ngữ thiền tông, cùng đồng âm nhưng không đồng nghĩa, chẳng hạn như: Bất nhị pháp môn, Tham đồng khế, Vô khổng địch... 

Read more
view(360)

BIỂU ĐỒ GIẢI THÍCH PHẬT HỌC

Posted by Thông Thiền on Wed, 08/02/2023 44:09

Tựa “Phật Học Biểu Giải”

   “Biểu giải” là đem nghĩa lý văn chương rườm rà làm thành sản phẩm tinh giản cô đọng, là đem một ít tri thức học thuật làm biểu đồ, trình bày một cách có thứ tự, có hệ thống. Biên soạn một bài “biểu giải” thường phải tham khảo rất nhiều tài liệu có liên quan mới có thể sắp xếp thích đáng, bổ xuyết để hoàn thành.

   Tôi nhờ vào phương tiện đọc sách, từng theo cách học Phật của kẻ sơ cơ tham cứu tác phẩm của các bậc hiền tài đời trước, biên soạn 57 bài “Phật học biểu giải” (Biểu đồ giải thích Phật học). Việc làm này mặc dù không phải là một sáng kiến mới mẻ nhưng cấ tại nội dung lại có chỗ cải tiến phong phú. Đối với những ai nghiên cứu Phật học, “Biểu giải” này đáng được xem là có công dụng “bỏ rườm rà lấy tinh giản, xem qua là hiểu ngay”

   Mùa đông năm Dân Quốc thứ 65 (1976), “Nguyệt sanTừ Vân” yêu cầu tôi cung cấp bản thảo. Khi ấy, ngoài việc soạn mục “Phật học vấn đáp”trên báo này, tôi cũng từng đem “Biểu giải”cho đăng lần lượt để lấp đầy số trang báo. Nay “Đài Bắc Phổ Môn văn khố” muốn đem tập “Biểu giải” này in thành sách để truyền bá rộng rãi. Các ngài có lòng hộ trì giáo pháp, cần cù vì đạo, tôi lẽ nào không quyên tặng, thành thực tùy hỷ vui thích giúp đỡ để hoàn thành.

   Chỉ vì việc tu hành tự biết chưa siêng, đạo học còn nông cạn, thật tình lo sợ chỗ trình bày nghĩa lý vụng về hoặc có điều chi chưa ổn. Thế nên, kính mong các vị Thiện tri thức chớ tiếc lời chỉ giáo để tập sách này được hoàn bị hơn thì hân hạnh cho tôi lắm!

view(352)

HUYỀN TRANG hành trình sang THIÊN TRÚC

Posted by Thông Thiền on Wed, 08/02/2023 33:09

Huyền Trang, một bức chân dung thánh thiện, một nhà chiêm bái đầy bản lĩnh, và một nhà dịch kinh tài danh thực hiện công cuộc thỉnh kinh, được gọi là hành trình sang Thiên Trúc, vô tiền lịch sử nhân loại có vị danh tăng thứ hai nào như Ngài chăng? Chỉ nêu ra chuyện dân tộc Trung Quốc thần kỳ hóa việc đi thỉnh kinh của Ngài, truyền miệng cho nhau, sao chép lại thành một bộ tiểu thuyết trường thiên tức bộ Tây Du Ký cũng là một niềm vinh dự to tát. Nhất là khi xem qua tiểu sử của Ngài, một Đường Tăng lịch sử, hội đủ những đức tính của một con người hoàn mỹ:

Read more
view(876)

ĐƯỜNG VÀO THIỀN HỌC

Posted by Thông Thiền on Tue, 07/02/2023 18:15

GIỚI THIỆU TÁC PHẨM VÀ TÁC GIẢ
Đời Nguỵ, Thái phó Chung Do đầu tiên biên tập quyển Thiên Tự Văn, Hữu tướng quân Vương Hi Chi phụng sắc chép lại. Sách này rất được vua Tấn Võ Đế trân trọng. Đến thời Nam Bắc triều bị vua Tống Văn Đế phá hoại khiến cho không thể hiểu nổi. Về sau vua Lương Võ Đế sai Chu Hưng Tự họa vần làm cho nó trở lại nguyên vẹn như cũ. Thể tài của nó là thơ cổ bốn chữ, 250 câu, gồm có 1000 chữ, thứ lớp hoàn chỉnh không trùng lặp một chữ. 

Read more
view(351)

CHÌA KHÓA THIỀN TẠNG

Posted by Thông Thiền on Tue, 07/02/2023 11:15

LỜI NÓI ĐẦU

Thiền tạng chỉ là một bộ phận trong Đại tạng kinh, bao gồm một số kinh luận và ngữ lục, song số lượng tác phẩm Thiền học, nhất là hệ Thiền phát triển do đức Phật cùng chư vị Tổ sư trước tác để lại không hề nhỏ. Chính vì thế, khi bước chân vào thư viện Phật giáo, một thiền sinh nhập môn Hán tạng sẽ cảm thấy lúng túng, khó khăn để tìm một quyển sách Thiền bằng chữ Hán Nôm thích hợp với trình độ của mình.

Read more
view(347)

Lãng Du Vào Cõi Thơ Thiền

Posted by tranminhhuydn on Tue, 25/04/2017 31:20

LỜI TỰA 
của Dịch giả   

Những bức tranh thuỷ mặc với những nét phác vừa mạnh mẽ vừa phóng khoáng và những vật thể không hoàn chỉnh như: một đoạn thân cây không gốc, không ngọn, một mái tranh, một vạt cỏ, vài bông lau … tượng trưng cốt gây mỹ cảm về sự còn thiếu, dở dang, chưa xong, không có lề lối, khuôn khổ nhất định. Một tác phẩm nghệ thuật cũng vậy, nhờ dừng lại ở chổ không thể nói, ở khoảng trống bát ngát, dường như không có điểm cuối, quanh co, ẩn ý, mà thi ca là cả một thế giới kì diệu sinh động, đầy sáng tạo. Nghệ thuật hội họa, thi ca và âm nhạc phương Đông đều bàng bạc phong cách siêu nhiên phát xuất từ cội nguồn minh triết Lão Trang và thiền học Trung Quốc, đó là tinh thần mỹ học lấy HƯ diễn THẬT, cái CÓ phát sinh cái KHÔNG. Nếu thi ca có đặc tính khơi gợi tư duy và cảm xúc của người đọc thì thơ thiền càng mở rộng khả năng này đến vô giới hạn. Tính hàm súc của thơ thiền đôi khi phi luận lý, ngôn ngữ trong thơ thiền có lúc vượt qua ý nghĩa thông thường để trở thành một thứ ký hiệu đặc thù nhằm đánh thức những tiềm năng sâu thẳm trong tâm hồn và kích thích sự hoạt động của trực giác cao nhất giúp người đọc thể nghiệm chân lý.
 

Read more
view(1239)

KHÚC HÁT TAM THIÊN

Posted by tranminhhuydn on Fri, 08/04/2016 01:07

LỜI ĐẦU SÁCH

 

Sách Khúc Hát Tam Thiên gọi đủ là Khúc Hát Tam Thiên Tự (Khúc Hát Ba Ngàn Chữ- Tam Thiên Tự Nhất Khúc Ca三千字一曲謌) là một giáo trình Hán Nôm cơ bản do người Việt Nam biên soạn, gồm 2 quyển:

1. Huấn Mông Nhất Khúc Ca (Khúc Hát Vỡ Lòng)

2. Việt Nam Thiên Tự Thi

Quyển 1, Huấn Mông Nhất Khúc Ca là giáo trình Hán Nôm được soạn bởi cử nhân Nguyễn Đắc Thuyên, người Quảng Nam sống vào đời Thiệu Trị, bản Kim Ngọc Lâu Tạng do nhà Quảng Thạnh Nam phát hành. Nội dung gồm 138 bài, mỗi bài có 2 câu thơ lục bát 14 từ, tổng cộng 1.932 từ. Mỗi từ được bố cục:

Read more
view(1267)
1 | 2 | 3