SỰ THỂ HIỆN TÌNH CẢM

Posted by tranminhhuydn on Sun, 08/01/2017 44:13

tinhcamÐối với Thầy :
Khi Thiền sinh đã xác định vị Thầy là vị Chân sư, một vị Thiện tri thức thì Thiền sinh không ngần ngại giao phó cuộc đời mình cho vị Thầy ấy. "Giao phó đời mình", điều này có quá đáng không? Có mang tính nô dịch không? Không nên quyết định vội vã, hãy xét lại ?

- Một kẻ bị lạc trong rừng, khi gặp một người, và biết chắc người này là kẻ thành thuộc đường nẻo, có tâm tốt hay đưa người thoát khỏi sự lạc lầm mà ra khỏi rừng rú, thì mình phải đối xử ra sao khi nhận đi cùng Người?

Read more
view(928)

TÌNH CẢM Thầy TRÒ

Posted by tranminhhuydn on Fri, 30/12/2016 45:14

tinhcamthaytroTình cảm là việc của con người. Ðây chẳng phải là việc mới mẻ và lạ lùng. Nhưng người ta nghĩ: Kẻ tu hành dứt sạch tình cảm và chính người tu cũng cho: Kẻ tu hành không nên có tình cảm.

Ðó là việc không khéo sẽ lầm lẫn. Tùy theo quan niệm "về tình cảm" mà người ta đã qui định phải nên như thế nào. Tình cảm đã được thể hiện nhiều mặt trong đời sống. Nó quá ư phức tạp.

Dù vậy ta cũng có thể nhìn nó qua hai bản chất rõ rệt:

- Trong sáng.

- Vẩn đục.

Read more
view(955)

PHÁP Ở NHÀ KHÁCH

Posted by tranminhhuydn on Wed, 21/12/2016 24:13

phapnhakhachVị trí này là nơi lăn lóc của các Thiền sinh. Buổi trưa nằm nơi đây hóng gió thì tuyệt.

Và đây là nơi dành tổ chức lễ (Lễ Khai Giảng)

Chỗ này là nơi Thầy trò thuyết thoại đàm huyền trong những hôm ngoài trời mưa gió.

Vào dịp Tết, đêm Phổ trà (Thầy và chúng cùng uống trà trong đêm giao thừa) được tổ chức ở đây.

Chính nơi đây, trong đêm giao thừa, người Thầy đã nhắn nhủ với môn đệ:

- Tu, tức chuẩn bị cho mình cái đêm giao thừa trong cuộc đời. Giao giữa cái sống và cái chết. Làm thế nào trong sự giao thừa đó mình được an lành, mỉm cười ngay khi ấy.

Read more
view(912)

PHÁP TRÊN ĐỒI TỰ TẠI

Posted by tranminhhuydn on Sat, 10/12/2016 43:12

phaptrendoiÐồi đá này, con đường này Thầy trò mỗi chiều dạo mát, và ngồi đây bàn lẽ vô sanh.
Hãy nhìn đây, vị Thầy ngồi đó, trên mỏm đá cao, tì tay vào gậy trúc. Thiền sinh ngồi quanh từng mỏm đá bên nhau, tay cầm ngang cây gậy.
Thầy như vị tướng soái, trò như đoàn hùng binh.
Gió hây hây, áo vàng bay lất phất mát mặt người, mát cả cuộc ngồi chơi. Nơi đồi tự tại vị Thầy đã nói lên đạo lý gì?

Read more
view(890)

PHÁP TRÊN MẶT HỒ

Posted by tranminhhuydn on Tue, 22/11/2016 26:14

phapmathoTrời cao biển rộng mênh mông
Ơn tri ngộ vẫn còn mang nơi lòng!

Mặt hồ nước này là nơi mà mỗi chiều Thầy Viện chủ thường ngồi đây nói đạo cho các Thiền sinh nghe.

Và cũng là nơi nằm "phơi sương" của các Thiền sinh sau giờ lễ Phật tụng kinh đầu hôm, trước khi tọa thiền.

Chính nơi mặt hồ này còn ghi lại những lời đạo lý ngắn gọn, thâm trầm thấm vào nhựa sống Thiền sinh. Nó đã phả vào sức sống Thiền sinh và giúp họ sống những ngày tháng có ý nghĩa nhất. Cho đến nay sức sống ấy vẫn còn, vẫn đang phát triển. Nó đã hòa trong máu huyết Thiền sinh, nên rồi Thiền sinh cũng không thấy rõ, nhớ ra đó là những thứ đạo lý gì, đạo lý nào? Thiền sinh đã quên, gần như quên hết. Nó đã thành sức sống rồi.

Read more
view(872)

ỨNG DUYÊN DẠY ĐẠO

Posted by tranminhhuydn on Mon, 14/11/2016 25:14

ungduyenGiảng dạy việc tu học nơi Tu viện Chơn Không, không chỉ dạy trong Thiền đường hay Giảng đường mà dạy cả ngoài hai chỗ ấy và trong mọi lúc.

Việc dạy tu học ở đây khá sống động. Thỉnh thoảng lại có những giờ dạy đạo "Ðột xuất" tại Thiền đường. Những buổi học như vậy thật đáng ghi nhớ ở đời Thiền sinh.

Một buổi chiều trong mùa an cư năm 1973. Thầy Viện chủ đã nói một bài pháp không đề tựa.

Trước hết Thầy dẫn lại những chuyện đã qua là những sự kiện xảy ra giữa Thầy và một số đương sự.

Read more
view(901)

THỌ TRAI

Posted by tranminhhuydn on Sun, 06/11/2016 00:13

thotraiBuổi điểm tâm, Thiền sinh thường ăn một món: hoặc cơm rang, mì, bánh mì, hay hủ tiếu…

Ðầu bếp Chơn Không đã trở thành "thiện nghệ". Buổi điểm tâm được nấu nướng có vẻ như một quán ăn. Kiểu cách cũng "điệu nghệ", có thêm gia vị, màu sắc này nọ. Những buổi ăn như mì hay hủ tiếu thỉnh thoảng cũng được kèm theo sữa hay cà phê sữa. Cái món mà có vẻ hấp dẫn "thực khách" nhất là món bánh tráng cuốn bò bía. Mới sáng tinh sương mà ăn cái món này, một món có nhiều rau sống, và ăn rồi lại uống thêm sữa bò, vậy mà bụng Thiền sinh vẫn không sao cả. Hình như ngồi thiền cũng giúp cho cơ thể dễ tiêu hóa sao ấy.

Read more
view(1068)

CÚNG DƯỜNG TRAI TĂNG

Posted by tranminhhuydn on Thu, 27/10/2016 31:13

traitangPhật tử thỉnh thoảng muốn cúng dường trai tăng, thì sắm sẵn thực vật mang đến, và tự tay làm lấy. Những lần như vậy, nhà bếp Tu viện giao hẳn cho Phật tử trọn quyền sử dụng. Vị tri khố không cần có mặt, hay chỉ có mặt để cầu vui hoặc chỉ dẫn vị trí đồ đạc vậy thôi.

Phật tử, người cúng dường sẽ thấy sự cúng dường như vậy thật thoải mái.

Read more
view(977)

ĐI CHỢ VÀ LÀM BẾP

Posted by tranminhhuydn on Mon, 17/10/2016 00:14

dichoÐi chợ

Thầy Phước Tú là tri khố cùng Thầy Trí Cảnh giữ việc đi chợ.

Ðể tiết kiệm thì giờ tu học, đi chợ một lần mua ăn luôn mấy ngày, vì vậy số lượng lương thực mua cũng khá nhiều.

Thật là khó khăn cho hai Thiền sinh này phải đến chợ mua thức ăn trong buổi đầu. Việc làm này là việc làm mới toanh ở hai vị. Nhỏ lớn lên đi học, học rồi đi tu, có biết đi chợ búa mua sắm là gì. Việc này ở nhà đã có má có chị, ở chùa có bà có cô thường trụ.

Read more
view(936)

TỌA THIỀN

Posted by tranminhhuydn on Mon, 10/10/2016 22:13

toathien1Thầy Viện chủ trực tiếp chỉ dạy phương pháp ngồi thiền.

Một sáng Thầy dạy chung cho toàn chúng cách thức tổng quát trong khi ngồi thiền. Việc này thật ra không phải là việc mới lạ đối với đời làm Tăng. Nhưng ở đây có khác, thì mới hay ra từ lâu mình tu tập trên thế ngồi không đúng pháp. Thầy giảng giải về ý tứ trong lúc ngồi mới thấy giật mình. Ngồi không đúng pháp vẫn bị ảnh hưởng đến thân tâm. Thân xác sẽ sanh bệnh, tâm thần sẽ bất ổn. Theo kiểu "tu mù luyện quáng" bất kể phải quấy thật là nguy.

Read more
view(2120)
1 | 2 | 3