C9

Posted by tranminhhuydn on Mon, 03/04/2017 50:06

CƯỚC CÂN HẠ BẤT MINH

(腳跟下不明)

Dưới gót chân mà chẳng rõ.

Chỉ cho chưa tỏ ngộ bản phận sự, cũng tức là chưa hiểu biết bản tính của mình.

Tiết Thiên Thai Đức Thiều Quốc sư trong NĐHN q. 10 ghi:

若一向織絡言教、意識解會、饒上座經塵沙劫、亦不能得徹。此喚作顛倒知見、識心活計、並無得力處。此蓋爲腳跟下不明。

Nếu luôn luôn vướng vào ngôn giáo, dùng ý thức để hiểu thì cho dù Thượng tọa tu hành trải qua trần sa kiếp cũng không thể triệt ngộ. Đây gọi là tri kiến điên đảo, nhận tâm làm kế sống đều không có chỗ đắc lực, do vì chưa tỏ ngộ được bản tính của mình.


CƯỚC CÂN HẠ SỰ

(腳跟下事)

Việc dưới gót chân.

Bản phận sự của Thiền sư, tức là việc minh tâm kiến tính, ngộ nhập tức thì.

MANL ghi:

儞腳跟下事作麼生?

Việc minh tâm kiến tính của ngươi như thế nào?

CƯỚC CÂN VỊ ĐIỂM ĐỊA

(腳跟未點地)

Gót chân chưa chấm đất

1. Ý nói chưa ngộ tâm tính.

TMVK ghi:

徐師川。同佛果到書記寮。見果頂相。師川指云這老漢腳跟未點地在。果云。甕裏何曾走說鱉。川云。且喜老漢腳跟點地。:

Từ Sư Xuyên cùng với Phật Quả đến liêu Thư ký, thấy bức chân dung của Phật Quả. Sư Xuyên lấy tay chỉ và nói: Ông già này gót chân chưa chấm đất. Quả nói: Trong lu con ba ba đâu thể chạy thoát? Xuyên nói: Mừng cho ông già gót chân chấm đất.

2. Ý nói trong tâm chẳng sáng, làm việc hư vọng.

Tiết Hoàng Long Đạo Chấn Thiền sư trong NĐHN q. 18 ghi:

上堂:少林冷坐、門人各說異端、大似眾盲摸象。神光禮三拜、依位而立。達磨云:汝得吾髓。這黑面婆羅門、腳跟也未點地在。

Sư thượng đường nói: Thiếu Lâm (Tổ Đạt-ma) ngồi lặng lẽ. Đệ tử mỗi vị nói lời không phù hợp với chỗ cứu cánh, giống như bọn mù sờ voi. Thần Quang lạy ba lạy rồi đứng vào vị trí của mình. Đạt-ma nói: Ngươi được tủy của ta. Lão Bà-la-môn mặt đen này gót chân chưa chấm đất.

CƯỚC HẠ YÊN SINH

脚下煙生

Từ dưới chân sinh ra khói đen.

Thuật ngữ Thiền tông chỉ cho việc hướng ngoại tìm cầu Phật pháp, càng tìm càng không thấy rõ.

Tắc 58, TDL ghi:

鏡外狂奔演若多(脚下煙生)。杖頭擊著破竈墮(百雜碎)。

Diễn-nhã-đạt-đa xem gương thấy mất đầu liền hoảng chạy (dưới chân sinh khói đen). Phá Táo Đọa một gậy đập vỡ lò (bể làm trăm mảnh).

CƯƠNG

Thật ra là, lại cứ.

Thị Phi Ca trong PDgNL q. hạ ghi:

聞說好心便喜。聞說惡恨不死。好惡都來只自心。剛向其中覓道理。

Nghe nói việc tốt thì tâm vui mừng; nghe nói việc xấu thì buồn vô cùng. Tốt xấu đều chỉ là do tự tâm, lại cứ nhằm trong đó tìm đạo lý.

CƯƠNG DUY

綱維

Chức tăng lãnh đạo, phụ trách duy trì các việc ở các tự viện Phật giáo.

Theo Sư Đồ Giáo Giới Bộ trong Nghĩa Sở lục thiếp q. 6:

綱維即指寺主、上座、維那。

Cương duy tức chỉ cho: Chủ chùa, Thượng tọa, Duy-na. 

Theo đây, Tam cương của chùa vào thời Ngũ Đại gọi là Cương duy.

CƯƠNG ĐỊA

剛地

Còn gọi: Cương nhiên.

Lại cứ (phó từ: cố ý làm trái yêu cầu).

PDNL q. thượng ghi:

乃拈起法衣云:者箇眞紅色、剛然道是緋!

Sư liền giơ pháp y lên, nói: Cái này thật là màu hồng, lại cứ nói là màu đỏ.

CƯƠNG TÔNG

綱宗

Cương yếu của Thiền tông.

Tiết Lâm Tế Hòa thượng trong TĐT q. 19 ghi:

大德、山僧略爲諸人大約話破綱宗、切須自看、可惜時光、各自努力。

Đại đức! Sơn tăng vì các ông đại khái nói toạc ra cương yếu của Thiền tông, rất cần phải tự khán, thời gian đáng tiếc, mỗi người hãy tự nỗ lực.

CƯỠNG SINH TIẾT MỤC

强生節目

Vốn không việc mà bày ra lắm việc. Vô sự sinh sự.

Tiết Thị Dục Tạng chủ trong DTNL q. 3 ghi:

佛祖無上妙道、初非强生節目、且非異端捏怪、又非甚高難行之事、只是你日用常行、見成受用底。

Diệu đạo vô thượng của Phật Tổ, ban đầu chẳng phải cưỡng sinh tiết mục, cũng chẳng phải trò dị đoan, hoang đường, cũng chẳng phải việc cao tột khó làm, chỉ là trong việc thường làm hằng ngày của ngươi sẵn sàng thọ dụng.

CỨU BAN THƯỢNG TRÙNG THIÊM NGÃI CHÚ

灸瘢上重添艾炷

Còn gọi: Cứu sang ban thượng cánh trước ngãi tiêu, Chích ban thượng cánh trước ngãi tước.

Trên vết bỏng đốt thêm ngải cứu.

Dụ cho vốn đã sai lầm lại tiếp tục những hành vi và lời nói hư vọng thì đã sai càng thêm sai.

Tông Thừa Yếu Nghĩa trong DTNL q. 9 ghi:

若遇着箇無面目漢、便好掀倒禪床、痛搥一頓、亦使諸人知道、强中更有强中手、佛法何曾滯一邊。眾中還有這箇人麼?如無、則山僧向灸瘢上重添艾炷。

Nếu gặp người không có mặt mũi thì phải lật úp giường thiền, nện cho một trận đau điếng, để cho mọi người biết rằng trong những người mạnh có kẻ mạnh hơn, Phật pháp chưa hề ngưng trệ một bên. Trong chúng có người này chăng? Nếu như không thì sơn tăng nhằm trên vết bỏng đốt thêm ngải cứu.

CỨU CHỈ

究旨

Thiền sư đời Lý, thuộc dòng Vô Ngôn Thông đời thứ 7, nối pháp Trưởng lão Định Hương. Sư họ Đàm, quê ở làng Phù Đàm, phủ Chu Minh, miền Bắc Việt Nam. Sư từng trụ các nơi: chùa Quang Minh núi Tiên Du (Bắc Ninh), chùa Diên Linh núi Long Đội (Yên Lãng).

CỬU BÁCH

九百

Lờ mờ, si mê.

MANL ghi:

應庵和尚(系密庵之師)忌日、上堂古者道、子不談父德。雖然、家丑也要外揚。這老和尚平生事、過頭底九百。

Ngày giỗ của Hòa thượng Ứng Am (là thầy của thiền sư Mật Am), Sư (Mật Am) thượng đường… Người xưa nói, phận làm con không bàn đến đức của cha. Mặc dù vậy, chuyện xấu trong nhà cũng cần cho người ngoài biết. Việc trong đời của Lão Hòa thượng này cũng còn lờ mờ quá chừng.

CỬU BÁI

九拜

Chín lạy.

Quỳ lạy ba lần, mỗi lần ba lạy, là nghi lễ long trọng của nhà thiền. Trong Bách Trượng Thanh Quy q. 1 ghi chép về nghi thức cửu bái vào ngày giỗ Tổ Đạt-ma như sau: Trụ trì dâng hương xong lạy ba lạy, để nguyên tọa cụ; dâng nước rồi trở xuống lạy ba lạy. Đi lên phía trước lần nữa để thăm hỏi, châm thêm nước, trở về chỗ cũ lạy ba lạy. Xong cất tọa cụ.

Tiết Long Tường Sĩ Khuê Thiền sư trong NĐHN q. 20 ghi:

紹興間奉詔、開山鴈蕩能仁。時眞歇居江心、聞師至、恐緣法未熟、特過江迎歸方丈。大展九拜、以誘溫人。由是翕然歸敬。

Khoảng niên hiệu Thiệu Hưng, Sư (Sĩ Khuê) được lệnh vua đi khai sơn chùa Năng Nhân ở Nhạn Đãng. Khi ấy Chân Hiết đang ở Giang Tâm nghe sư đến, vì lo sợ pháp duyên lợt lạt, nên đặc biệt sang sông nghênh tiếp sư về phương trượng, tỏ lòng tôn trọng lạy 9 lạy. Sư dùng lời ôn tồn, êm dịu để dạy dỗ người, do sư lời nói đi đôi với việc làm nên mọi người kính ngưỡng theo về.

CỬU ĐỚI

九帶

Chín bộ môn mà thiền sư Pháp Viễn ở Phù Sơn lập ra tiếp dẫn người học.

Đệ tử của ngài biên tập những lời dạy về Thiền đạo của thầy mình thành sách gọi là Phật Thiền tông Giáo Nghĩa Cửu Đới tập, gọi tắt là Phù Sơn Cửu Đới.

VPQTL q.3 ghi:

問。如何是浮山九帶。答曰。帶者束之。總包義也

Hỏi: Thế nào là Phù Sơn cửu đới? Đáp: Đới là cột lại, là nghĩa bao gồm.

CỬU HẬU THIỀN TỰ

九侯禪寺

Thiền tự Cửu Hậu, ở dưới “Quán Âm Tam Bảo Thạch” núi Cửu Hậu cách trung tâm huyện Chiếu An, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc về phía Tây bắc 10km.

Được xây cất vào đời Đường, niên hiệu Thuần Hựu thứ 5 (1245) đời Tống, Tăng Tư Pháp quyên tiền xây cất lại. Niên hiệu Càn Long thứ 9 (1744), niên hiệu Quang Tự (1875-1908) đời Thanh qua nhiều lần tu sửa nên cực kỳ hoa lệ. Trước chùa tại sơn môn có tấm biển khắc chữ “Đại Danh Sơn”, có cặp đối liễn trên hai trụ: “Tự thử danh sơn năng hữu kỷ? Tuy hữu du tăng bất toán đa”. (Giống danh sơn này được mấy ngôi? Dù có du tăng chẳng coi nhiều). Nơi chính điện có treo tấm biển “Tẩy Tâm Tam Tạng” do Hoàng Đạo Chu đích thân viết. Trước điện bên phải có “Vọng Hải Lâu” có thể lên cao nhìn ra xa. Bên trái cửa chùa có khe sâu ngàn trượng, giữa có hòn đá lớn giống cá lý ngư cao vài mươi trượng, có khắc chữ “Rửa sạch phiền não”, “Tùng giản tuyền”. Nước khe trong vắt thấy đáy, uống vào thơm ngọt như rượu tinh chất, người đời khen ngợi nơi đây là thắng cảnh “Cầu vồng rủ xuống suối ngọc”.

CỬU HOA SƠN

九華山

Núi Cửu Hoa, nằm ở phía Tây nam huyện Thanh Dương tỉnh An Huy, Trung Quốc.

Là l trong 4 ngọn núi lớn nổi tiếng của Phật giáo (núi Cửu Hoa, núi Ngũ Đài ở Sơn Tây, núi Nga My ở Tứ Xuyên, núi Phổ-đà ở Chiết Giang). Diện tích toàn dãy hơn 100¢3, gồm có 99 ngọn, trong đó có 9 ngọn được xem là hùng vĩ nhất: Thiên Thai, Liên Hoa, Thiên Trụ, Thập Vương… Thập Vương là ngọn núi chính cách mặt biển 1341m, được khen là núi đứng nhất miền Đông Nam. Khoảng niên hiệu Thiên Bảo (741-755) đời Đường, nhà thơ Lý Bạch đến núi này có làm thơ như sau:

Tích tại Cửu Giang thượng

Diêu vọng Cửu Hoa phong

Thiên hà quải lục thủy

Tú xuất cửu phù dung.

Xưa trên giòng nước Cửu Giang

Xa xa ngắm Cửu Hoa Phong chập chùng

Sông trời một dải xanh trong

Mở ra chín đóa phù dung tuyệt vời.

(Hạnh Huệ dịch).

Tương truyền, tên gọi “Cửu Hoa Sơn” bắt nguồn từ đó.

Niên hiệu Long An thứ 5 (401) đời Đông Tấn, có vị tăng xứ Thiên Trúc là thiền sư Bôi Độ đến núi Cửu Hoa hoằng pháp. Đời Đường có Kim Địa Tạng kiền thành khổ tu ở trong hang Đông Nham, trải qua 75 năm. Trong đời Minh và Thanh là thời kỳ thịnh vượng, toàn núi có trên 300 ngôi chùa Phật, hơn 4000 vị tăng, trải qua nhiều năm khói hương nghi ngút, được gọi là chốn tiên cõi Phật. Từ chân núi lên đến tận đỉnh, nơi nào hễ có đường đi, có hang động là có chùa. Hình thái các chùa lớn nhỏ, cao thấp khác nhau, số lượng rất nhiều, phân bố trong rừng rậm của cả nhóm núi. Các chùa trên núi Cửu Hoa phần lớn là đạo tràng của tông Lâm Tế, cũng có một ít của tông Tào Động. Các danh tăng trụ trì núi này vào đời Đường có: Thắng Du, Đạo Minh, Trí Mỹ, Đạo Tế, Siêu Vĩnh. Các thi tăng có: Thần Dĩnh, Ứng Vật, Tề Kỷ đều nổi tiếng một thời. Đời Nam Đường, Thiền sư Viên Chứng ở am Ngọa Vân. Đời Tống, tại núi này các thi tăng rất nhiều, Hòa thượng Thanh Túc sáng lập Cửu Hoa thi xã để vừa bàn thiền vừa ngâm thơ, cùng xướng họa với các văn nhân nhã sĩ… Các vị nổi danh hơn cả là: Hy Thản, Hàn Bích, Liễu Cơ. Hy Thản có tác phẩm “Cửu Hoa thi tập”. Các danh tăng chuyên tu thiền có: Ngọc Điền, Tịch Tổ, Vân Dịch, Hoằng Tế, Duy Chính, Quảng Tông, Thiện Tu. Một trong bốn bậc cao tăng đời Minh là ngài Trí Húc trụ núi này, soạn thuật “Phạm Võng Hiệp Chú”. Cận đại có cao tăng Nguyệt Hà lập ra Đại học Hoa Nghiêm, Hòa thượng Hư Vân cũng từng tham học ở núi này.

CỬU KHÚC THIỀN SƯ

九曲禪師

Thiền sư Khánh Tường, đời Đường, trụ Cửu Khúc Quan Âm Viện ở Hàng Châu, nên có hiệu là Cửu Khúc Thiền Sư.

X. Khánh Tường.

CỬU LẬP

久立

Phiền đứng lâu.

Lời nói lễ phép, hàm ý an ủi trước khi thiền sư kết thúc thời thuyết pháp cho đại chúng nghe.

LTNL ghi:

師云:爲爾信不及。所以今日葛藤。恐滯常侍與諸官員。昧他佛性。不如且退。喝一喝云:少信根人終無了日。久立珍重。

Sư nói: … Vì ông tinkhông nổi, cho nên hôm nay tôi nói dài dòng e rằng trói buộc Thường thị cùng các quan chức, mê muội Phật tính, chẳng bằng hãy lui ra! Hét một tiếng, sư nói tiếp: Người ít có lòng tin thì không có ngày liễu ngộ. Phiền đứng lâu, trân trọng.

CỬU NGŨ

九五

Chỉ ngôi vua.

PDNL q. thượng ghi:

王子未登九五時如何?

Lúc Hoàng tử chưa lên ngôi vua thì thế nào?

CỬU NIÊN DIỆN BÍCH

九年面壁

Chín năm xoay mặt vào vách tọa thiền.

Theo điển tích của Tổ Bồ-đề-đạt-ma (Sơ tổ Thiền tông Trung Quốc): Vào triều Lương Võ Đế, năm 510, Tổ vượt biển đến Kim Lăng và có yết kiến vua Lương Võ Đế. Qua cuộc đối đáp, nhận thấy không khế cơ, Tổ liền từ giã, cưỡi cành lau sang sông đến Lạc Dương, dừng lại ở chùa Thiếu Lâm núi Tung Sơn. Tổ cả ngày tọa thiền, xoay mặt vào vách suốt 9 năm liền.

CỬU NIÊN DIỆN BÍCH NHÂN

九年面壁人

Người chín năm ngó vách.

Chỉ Tổ Bồ-đề Đạt-ma.

Tiết Đạo Trường Huệ Lâm Thiền sư trong NĐHN q. 18 ghi:

上堂:有漏笊籬、無漏木杓。庭白牡丹、檻紅芍藥。因思九年面壁人、到頭不識這一著。且道作麼生是這一著?

Sư thượng đường nói: Hữu lậu là cây vợt tre, vô lậu là cái thìa gỗ. Trước sân mẫu đơn trắng, bờ giậu thược dược đỏ. Do nhớ đến người chín năm ngó vách, rốt cuộc chẳng biết một việc này. Thử hỏi cái gì là một việc này?

CỬU PHONG KIỀN

九峯虔

Thiền sư Đại Kiền ở núi Cửu Phong, Thụy Châu, đời Ngũ Đại, được người đời gọi là “Cửu Phong Kiền”.

X. Đạo Kiền.

CỬU PHONG TỰ

九峯寺

X. Sùng Phúc Tự

CỬU THAM SỰ

久參事

Việc tham thiền đã lâu.

Chỉ việc thuộc bên trong của thiền nhân, tức minh tâm kiến tính, siêu thoát sinh tử.

MGNL ghi:

問聽道者、久參事作麼生?

Xin hỏi các vị đang nghe đạo, cửu tham sự là gì?

CỬU THAM THƯỢNG ĐƯỜNG

久參上堂

Chín lần thượng đường trong một tháng của Thiền tông, nghĩa là cứ ba ngày thượng đường tham vấn một lần.Tham: thưa hỏi đạo lý để được thiền sư chỉ dạy.

CỬU TRÙNG NHAM SƠN

九重巖山

Núi Cửu Trùng Nham.

Núi Kê Túc nhiều ngọn chập chùng giống như chín cánh sen, nên còn được gọi “Cửu Trùng Nham Sơn”.

X. Kê Túc sơn.

 

view(1015)