C8

Posted by tranminhhuydn on Mon, 03/04/2017 49:06

CÙ NHỮ TẮC

Còn gọi: Bàn Đàm.

Cư sĩ Trung Quốc, sống vào đời Minh, tự Nguyên Lập, hiệu Na-la-quật Học Nhân, người huyện Thường Thục, tỉnh Giang Tô. Làm quan Chủ sự bộ hình, Trường Lô viêm Vận sứ, Thái bộc thiếu Khanh.

Tác phẩm: Thạch Kinh Đại Học Chất Nghi, Chỉ Nguyệt lục 30 quyển, Quýnh Hương tập v.v…


CỤ NHÃN GIẢ

具眼者

Còn gọi: Cụ nhãn nạp tăng.

Người có pháp nhãn.

Thiền tông mượn từ này để chỉ cho người có khả năng thấy suốt nguyên tắc của vũ trụ và Thật tướng của tất cả hiện tượng.

Tắc 68, BNL ghi:

仰山哈哈大笑(可謂是箇時節、錦上鋪花;天下人不知落處。何故?土廣人稀、相逢者少。似巖頭笑、又非巖頭笑;一等是笑、爲什麼却作兩段?具眼者始定當看。

Ngưỡng Sơn cười ha hả (đáng bảo là cái thời tiết này, trên gấm thêu hoa, mọi người chẳng biết chỗ cứu cánh. Vì sao? Đất rộng người thưa, ít gặp được người. Giống như Nham Đầu cười, lại chẳng phải Nham Đầu cười, một kiểu cười này sao lại chia làm hai phần? Người có pháp nhãn thử định xem!)

CÚC KHÁM

鞠勘

Thẩm vấn.

Tiết Thiên Đồng Đàm Hoa Thiền sư trong NĐHN q. 10 ghi:

血濺梵天、四天之下、霈然有余。玉皇大帝惡發、追東海龍王、向金輪峯頂鞠勘。頃刻之間、追汝諸人作証見也。且各請依實供通、切忌回避。

Máu bắn tung tóe nơi cõi Phạm thiên, còn ở bốn cõi trời Dục giới máu me tràn ngập. Ngọc Hoàng Đại đế nổi giận đuổi bắt Đông Hải Long Vương đem lên đỉnh núi Kim Luân để thẩm vấn. Trong khoảnh khắc lùa các ông đến làm chứng. Xin mời mỗi vị y sự thật trình bày, rất kỵ giấu giếm.

CỤC CỤC

局局

Câu nệ, trói buộc.

Tiết Tục Nghệ Ngôn trong NHQL q. 3 ghi:

天童仰遵古轍、步伍不失尺寸、而出奇神變未見所長。眞歇語言超逸意趣自在、發揮醒露不費氣力、雖不局局於法、而實不背於法也。

Thiên Đồng kính cẩn noi theo vết xưa, bước đi rập khuôn mà xuất kỳ thần biến chưa thấy sở trường. Chân Hiết lời nói vượt mức tầm thường, ý thú tự tại, phát huy con đường tỉnh giác mà chẳng phí khí lực. Tuy chẳng câu nệ ở pháp mà thực chẳng trái nơi pháp.

CỤC KHÚC

局曲

Câu nệ, quanh co.

Tiết Tục Nghệ Ngôn trong NHQL q. 30 ghi:

今有等妄人、任情縱恣、決裂禮法、反笑守律儀者爲局曲、果何心哉?昔大覺璉動靜尊嚴、圓通訥一見眞以大器期之;黃龍南進止有度、居常正襟危坐。二老豈局曲之士哉?

Nay có bọn người giả dối, theo tình buông lung, đoạn tuyệt với lễ pháp, họ cười người giữ luật nghi là câu nệ, như vậy họ là người tâm địa ra sao? Xưa kia ngài Đại Giác Liễn lúc động hay tĩnh đều tôn nghiêm, ngài Viên Thông Nột vừa gặp một lần liền biết là pháp khí; ngài Hoàng Long Nam tiến dừng đều có chừng mực, ở trong thất thường ngồi ngay thẳng, y áo chỉnh tề. Hai vị này há là người câu nệ sao?

CUNG CA (1140-1210)

龔哥

Thiền sư đời Tống, tên chữ là Tự Ngộ, có lần lấy tên nầy làm pháp danh, người Lạc Xương, Quảng Đông, Sư là người sau cùng hoằng pháp tông Vân Môn, đời thứ 11.

CUNG CHÚNG

供衆

Cung cấp lương thực nuôi dưỡng tăng chúng trong tự viện.

Huệ Năng truyện trong TCTT q. 8 ghi:

愿竭力抱石而舂、供衆而已。

Nguyện hết sức đeo đá giã gạo để cung cấp lương thực nuôi dưỡng tăng chúng trong tự viện mà thôi.

CUNG ĐẦU HÀNH GIẢ(hn.ng)

供頭行者

Còn gọi: Cung quá hành giả.

Gọi tắt: Cung đầu, cung tư.

Người chuyên coi về việc phân phối cơm canh, trà quả và việc đốt đèn, sắp đặt hương hoa, đánh chuông trong Tăng đường, Phật đường và Từ đường. Từ ngữ Cung quá, chỉ cho chức quan làm việc ở Quá đường.

STBTTQ q.3 ghi:

鳴磬一下。知客上單。侍者發標。供頭行者遞與唱得人。

Đánh một tiếng khánh, vị tri khách viết tên vị đó vào danh sách rồi Thị giả phát phiếu biên nhận. Cung đầu hành giả đón lấy biên nhận đưa lại cho vị tăng mua được y vật.

CUNG PHỤNG

供奉

1. Chức quan quản lý Phật giáo, do vị tăng vừa có học thức vừa có đức hạnh đảm nhiệm.

Tiết Huệ Trung Quốc Sư trong TĐT q. 3 ghi:

諸供奉曰:我等諸人、謾作供奉、自道解經解論、据他禪宗都勿交涉。

Các vị tăng quan nói: Chúng con dối làm Cung Phụng, tự nói hiểu kinh hiểu luận, nhưng căn cứ theo Thiền tông thì (những sự hiểu biết đó) đều không có dính dáng.

2. Người có tay nghề giỏi. Nghệ nhân.

Đàn Kinh bản Đôn Hoàng ghi:

五祖平旦、遂喚盧供奉來南廊下畫楞迦變相。

Lúc trời hừng đông, Ngũ Tổ gọi nghệ nhân họ Lư đến hành lang phía Nam để vẽ bức tranh Lăng già biến tướng.

CUNG THÔNG

供通

Trình bày, trần thuật.

Tiết Thiên Đồng Đàm Hoa Thiền sư trong NĐHN q. 10 ghi:

頃刻之間、追汝諸人作証見也。且各請依實供通、切忌回避。儻若不實、喪汝性命。

Trong khoảnh khắc lùa các ông đến làm chứng. Xin mời mỗi vị y theo sự thật mà trình bày, rất kỵ giấu giếm. Nếu như chẳng thật thì các vị sẽ mất mạng.

CUNG TRIÊU TỊCH

供朝夕

Việc chi dụng hàng ngày.

Tiết Bàng Uẩn Cư sĩ trong NĐHN q. 3 ghi:

有女名靈照、常鬻竹漉篱以供朝夕。

Ông có người con gái tên Linh Chiếu, thường bán trúc bện sáo để chi dụng hàng ngày.

CÚNG DƯỜNG CHỦ

供養主

Còn gọi: Hóa chủ.

Vị tăng trong chùa chuyên môn làm việc quyên góp tài vật ngoài chợ búa.

Tiết Trường Khánh Hòa thượng trong TĐT q. 10 ghi:

來日供養主設齋。

Ngày mai, Cúng dường chủ thiết trai.

CÙNG TRÚC TỰ

筇竹寺

Chùa Cùng Trúc, nằm trên núi Ngọc Án cách thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc về phía Tây bắc 12km.

Được xây dựng vào niên hiệu Trinh Quán thứ 12 (638) đời Đường. Niên hiệu Chí Nguyên thứ 17 (1280) Hòa thượng Hùng Biện xây cất lại thành tự viện Thiền tông, là chùa đầu tiên truyền nhập Thiền tông vào Vân Nam. Khoảng niên hiệu Vĩnh Lạc (1403-1424) đời Minh chùa bị thiêu hủy, niên hiệu Tuyên Đức thứ 9 (1434) xây cất lại, đến triều Thanh lại được nhiều lần sửa chữa. Chùa quay lưng về hướng bắc nhìn về hướng nam, dựa vào thế núi mà xây cất, điện vũ chủ yếu có Sơn môn, Thiên vương điện, Đại hùng bảo điện, Hoa nghiêm các, Phạm âm các, Thiên thai các và Hành lang. Hiện còn Tam Thế Phật được đắp vào đời Nguyên đặt chính giữa Đại hùng bảo điện, ở góc điện có bia Thánh chỉ lập vào niên hiệu Diên Hựu thứ 3 (1316) đời Nguyên. Bia khắc nổi Hán văn, khắc chìm Mông văn, nội dung sắc phong ngài Huyền Kiên trụ trì chùa làm “Đầu Hòa Thượng”, yêu cầu quan dân bảo hộ và ban tặng “Đại tạng kinh”. Hai bên đại điện và Vi Đà điện có 500 tượng đất La hán. Trong Khách đường có gìn giữ 500 tượng đất La Hán, bích họa sơn thủy và cặp đối liễn của Hòa thượng Đảm Đang: “Thác bát quy lai bất vi chung minh cổ ám; kết trai tiện khứ dã tri diêm tận thán vô. (Bưng bát trở về không bị chuông kêu trống ám; ăn xong liền đi cũng biết muối hết than không).

CUỒNG KHUYỂN TRỤC LÔI THINH

狂犬逐雷聲

Còn gọi: Mê viên tróc thủy nguyệt 迷猿捉水月(con khỉ ngu khờ mò trăng đáy nước).

Chó điên sủa theo tiếng sấm.

PQĐTĐ ghi:

原意為瘋狂之犬吠逐雷聲,徒勞而無功;於禪林中,轉指徒勞之努力,或顛倒本性,執著虛無為實有之意.

Nguyên ý là chó điên sủa theo tiếng sấm, uổng công vô ích. Nhà thiền mượn dùng để

chỉ cho sự nỗ lực phí công hoặc điên đảo bản tánh, chấp trước hư vô là thật có.

CƯ CHÚNG

居衆

Thân làm một vị tăng cùng theo đại chúng trong thiền viện tham thiền.

TMVK ghi:

太瘤、蜀僧、居衆常嘆佛法混濫、异見鋒起、乃曰:我參禪若有眞正知見、當不惜口業。

Thái Lưu là vị tăng đất Thục, theo đại chúng tham thiền, thường than Phật pháp rối loạn, dị kiến đua nhau phát sinh, nên nói rằng: Tôi tham thiền nếu có tri kiến chân chính, sẽ chẳng tiếc khẩu nghiệp.

CƯ ĐỈNH (?-1404)

居頂

Thiền sư đời Minh, họ Trần, tự Viên Cực, hiệu Viên Am, người xứ Hoàng Nham (nay thuộc Chiết Giang) Trung Quốc, nối pháp Thiền sư Thứ Trung Vô Uẩn, tông Lâm Tế.

Tác phẩm: Linh Cốc Viên Cực Cư Đảnh Thiền sư Viên Am tập 10 quyển, Tục Truyền Đăng lục 36 quyển.

CƯ TUẦN (835-913)

居遁

Thiền sư đời Đường, họ Quách, người xứ Nam Thành, Phủ Châu (nay thuộc tỉnh Giang Tây) Trung Quốc, nối pháp Thiền sư Lương Giới, tông Tào Động. Thụy hiệu “Chứng Không Đại Sư”.

CƯ GIẢN (1064-1146)

居簡

Thiền sư đời Tống, họ Vương, hiệu Kính Tẩu, về già hiệu Bắc Giản, nối pháp Thiền sư Đức Quang ở chùa Dục Vương, tông Lâm Tế.

Tác phẩm: Bắc Giản tập 19 quyển, Tục tập 1 quyển, Bắc Giản Hòa thượng ngữ lục 1 quyển.

CƯ HỐI (837-903)

居誨

Thiền sư đời Đường, họ Vương, người xứ Lạc Dương, nối pháp Thiền sư Thạch Sương Khánh Chư.

CƯ HÚ

居煦

Thiền sư đời Tống, họ Chu, người xứ Ôn Châu (nay thuộc Chiết Giang) Trung Quốc, nối pháp Thiền sư Vân Cư Đạo Tề, tông Pháp Nhãn.

CƯ NỘT (1010-1071)

居訥

Thiền sư đời Tống, họ Kiển, tự Trung Mẫn, người xứ Tử Châu (nay là huyện Tam Đài, tỉnh Tứ Xuyên) Trung Quốc, nối pháp Thiền sư Diên Khánh Tử Vinh, tông Vân Môn. Sư được vua Nhân Tông ban hiệu “Tổ Ấn Thiền sư”. Sau sư trụ chùa Viên Thông Lô Sơn nên được gọi là “Viên Thông Nột”.

CƯ SĨ ĐỖ TỪ (đc.ng)

居士杜詞

Cư sĩ im lặng.

Điển cố: Ngài Văn-thù hỏi cư sĩ Duy-ma-cật về pháp môn bất nhị, cư sĩ đáp lại bằng cách im lặng.

MGNL q.1 ghi:

師乃云。諸禪德。直饒文殊辯說。認螢火為太陽。居士杜詞。指魚目同明珠。

Sư bèn nói: Chư thiền đức, giả sử ngài Văn-thù tranh luận cũng là nhận ánh sáng đom đóm cho là ánh sáng mặt trời. Cư sĩ im lặng chỉ cho mắt cá đồng với ngọc sáng.

CƯ SĨ PHẦN ĐĂNG LỤC

居士分燈錄

Đăng lục, 1 quyển, do Châu Thời Ân soạn vào đời Minh.

Thể lệ soạn sách này phỏng theo Thiền tông Truyền Đăng lục, gom chép các việc tham thiền biện đạo của các cư sĩ tại gia, được xếp vào Tục Tạng kinh tập 147, trang 857. Nội dung bao gồm: Cư sĩ Duy-ma của Ấn Độ, Phó đại sĩ đời Nam triều, Bàng cư sĩ và Hàn Dũ đời Đường; Chu Hy và Tô Đông Pha đời Tống; Tống Liêm và Lữ Nham Chân Nhân đời Minh, tổng cộng gồm 110 vị. Sách hoàn thành vào niên hiệu Sùng Trinh thứ 5 (1631).

CƯ TRUNG (1289-1359)

居中

Thiền sư Nhật Bản, gọi đủ là Tung Sơn Cư Trung.

Hai lần sang nhà Nguyên (Trung Quốc) tham học với các bậc danh sơn danh đức, đắc pháp nơi Thiền sư Sĩ Đàm, thuộc đời thứ 23 hệ Nam Nhạc, đời thứ 6 tông Lâm Tế Nhật Bản. Sư trụ trì chùa Kiến Trường.

Tác phẩm: Đại Nguyên Thiền Học Cầu Mông.

CỨ HỢP

據合

Đây là thúc lược ngữ (lời nói lược bớt), có nghĩa là “Cứ theo tình hình này thì phải...”

MGNL q. 2 ghi:

又問第三人。適來兩箇敗闕了也。爾堪作箇什麼。僧擬議。師便喝云。過者邊。乃云。據合一時埋卻。且念遠來。參堂去。

Lại hỏi người thứ ba: Hai người vừa rồi bị thua, còn ngươi thì thế nào? Tăng do dự, sư liền hét rồi bảo: Qua bên này! Lại nói: Cứ theo tình hình này thì phải chôn vùi ngay một lúc, nhưng nghĩ lại ngươi từ xa đến, thôi thì hãy về tham đường đi!

CỨ KHOẢN KẾT ÁN

據款結案

Căn cứ vào những điểm then chốt mà kết thúc công án.

Phần lời bình của tắc 1 trong BNL ghi:

大凡頌古只是繞路禪、拈古大綱據欵結案而已。

Nói chung tụng cổ chỉ giảng về thiền một cách loanh quanh, còn niêm cổ đại khái là căn cứ vào những điểm then chốt để kết thúc công án mà thôi.

CỪ

Hắn, nó, va.

Đại từ nhân xưng ngôi thứ ba.

ĐSNL ghi:

切忌從他覓、

迢迢與我疏

我今獨自往、

處處得逢渠

Rất kỵ tìm nơi khác

Xa xôi bỏ lãng ta

Ta nay riêng tự đến

Chỗ chỗ đều gặp va.

CỬ

舉、擧

1. Tiến cử, suy cử.

TMVK ghi:

實首座叢林達士、何不舉他首衆?

Thật Thủ tọa là người thông đạt, sao chẳng tiến cử ông ta thủ chúng.

2. Kể lại.

MGNL q. 2 ghi:

他後見别處長老、學士不請舉向伊。

Ngày sau có gặp trưởng lão ở nơi khác, xin học sĩ đừng kể lại với vị ấy.

3. Cách thức ghi chép ngữ lục của thiền sư, tỏ ý nêu lên công án nào đó.

ĐHNL q. 7 ghi:

示衆、舉、僧問雲門、如何是超佛越祖之談?門云:餬餅。師云:雲門直是好一枚餬餅、要且無超佛越祖底道理。

Sư thị chúng, nêu lên công án: “Tăng hỏi Vân Môn: Thế nào là lời nói siêu Phật vượt Tổ? Môn đáp: Bánh mè”. Sư bảo: Vân Môn dù cho có bánh mè ngon, nhưng mà không có đạo lý siêu Phật vượt Tổ.

CỬ AI

舉哀

Còn gọi: Cử ai Phật sự.

Trong tự viện Thiền tông, gặp trường hợp Hòa thượng thị tịch, sau khi Phật sự xong rồi, chúng tăng đồng thanh xướng lên ba tiếng Ai! Ai! Ai trước bàn thờ của vị Hòa thượng này.

Chương Trụ Trì trong STBTTQ q. thượng ghi:

主喪白云:堂頭和尚歸寂、理合舉哀。舉佛事罷、舉哀三聲、大眾同哭、小師列幕下哀泣。

Vị chủ tang bạch rằng: Hòa thượng đường đầu quy tịch, theo lý phải cử ai. Sau khi làm Phật sự xong, cử ai ba tiếng, đại chúng đồng khóc, các tiểu sư (đệ tử của Hòa thượng đường đầu) ngồi xếp hàng dưới màn buồn khóc.

CỬ HÁT

舉喝

Hét, một cách ứng cơ tiếp vật của Thiền tông.

Thiền sư dùng tiếng quát, tiếng hét để phá trừ tư tưởng sai lầm của người học, giúp họ khai ngộ mà không dùng ngôn ngữ văn tự bình thường.

Thạch Sương Sở Viên Thiền sư ngữ lục q.1 ghi:

時有僧問。鼓聲纔罷。大眾雲臻。祖意西來請師舉喝。師云。你從什麼處來。進云。汾陽一曲師親唱。今日南源事若何。師云。你見南源麼。

Khi ấy có vị tăng hỏi: Tiếng trống vừa dứt, đại chúng tụ tập, ý Tổ từ phương Tây lại, thỉnh sư hét. Sư bảo: Ngươi từ đâu đến? Lại thưa tiếp: Khúc hát Phần Dương sư vừa xướng/Nam Nguyên việc ấy giờ ra sao? Sư bảo: Ngươi gặp Nam Nguyên chăng? 

CỬ HƯỚNG

舉向

Còn gọi: Cử thị, Cử tợ, Cử xướng, Cử tắc.

Chỉ cho việc nêu lên, đưa ra các công án trong ngữ lục của Tổ sư.

Theo chương Xuyên Hòa thượng trong CĐTĐL q. 8 ghi:

居士喝云:遮無禮儀;六老漢、待我一一舉向明眼人在。

Cư sĩ quát lớn: Lão già thiển cận không biết lễ nghi này, đợi ta mỗi mỗi nêu lên giúp cho người sáng mắt.

CỬ MỤC DƯƠNG MY

舉目揚眉

Ngước mắt nhướng mày.

Đây đều là hình thái thị cơ, ứng cơ của thiền gia, phiếm chỉ hành động của thiền sư nhằm khải phát tiếp dẫn người học.

Tiết Trường Thủy Tử Toàn Thiền sư trong NĐHN q. 12 ghi:

敲空擊木、尚落筌蹄。舉目揚眉、已成擬議。去此二途、方契斯旨。

Gõ vào hư không phát ra tiếng, đánh vào gỗ không phát ra tiếng, vẫn còn kẹt trong nơm dò (phương tiện), ngước mắt nhướng mày đã thành do dự. Trừ bỏ hai con đường này mới khế hợp ý chỉ.

CỬ NHẤT MINH TAM

舉一明三

Nêu một biết ba.

Thuật ngữ Thiền tông nhằm hiển bày cơ dụng linh lợi.

Tắc 1, BNL ghi:

隔山見煙早知是火、隔牆見角便知是牛。舉一明三、目機銖兩。

Cách núi thấy khói tức biết có lửa, cách tường thấy sừng liền biết có trâu.

Đây là cơ dụng linh lợi, vừa thấy liền có thể đánh giá được sự việc.

CỬ TẮC

舉則

Còn gọi: Cử cổ.

Thủ tọa xướng bản tắc khi pháp chiến.

Cử nghĩa là nêu lên. Tắc: Bản tắc, công án.

Thiền Lâm Bảo Huấn Bút Thuyết q.3 ghi:

此節明不如理。每見近時沿習相尚者。舉則古人公案。令他尊宿來對眾批評判斷。勘驗他識見何如。

Tiết này nói rõ bất như lý. Thường thấy gần đây theo đời tôn sùng nhau, đưa ra tắc công án của người xưa, rồi bảo các tôn túc đến đối trước chúng phê bình phán đoán, để kiểm nghiệm xem chỗ thấy biết của họ ra sao.

CỬ THỂ LỘ ĐƯỜNG ĐƯỜNG

舉體露堂堂

Toàn thể hiển lộ rõ ràng, thanh tịnh vô nhiễm.

Đây là sự thể nghiệm và nắm lấy tổng thể tính thế giới vạn vật của thiền giả tỏ ngộ.

Tiết Quang Hiếu Đức Chu Thiền sư trong NĐHN q. 18 ghi:

上堂曰:舉體露堂堂、十方無罣礙。千聖不能傳、萬靈咸頂戴。擬欲共商量、開口百雜碎。祇如未開口已前、作麼生?咄!

Sư thượng đường nói: Toàn thể hiển lộ rõ ràng mười phương không chướng ngại. Ngàn thánh không thể truyền, mọi loài đều kính ngưỡng. Toan muốn cùng thương lượng, mở miệng lúng túng vô cùng. Thế thì trước khi chưa mở miệng như thế nào? Một tiếng quát!

CỬ TỰ (TỢ)

舉似

1. Chữ Tự giống như chữ Thị. Cử tự là dùng lời nói để nêu lên cổ tắc, hay dùng vật để chỉ bày cho người.

Thi sĩ Tô Đông Pha có bài thơ:

溪聲便是廣長舌

山色豈非清凈身

夜來八萬四千偈

他日如何舉似人

Tiếng suối chính là Phật diệu âm

Mầu non há chẳng phải Pháp thân

Đêm làm tám muôn bốn ngàn kệ

Mai kia làm sao dạy học nhân.

Theo: PQĐTĐ nhóm Từ Di.

2. Thuật lại y hệt hồi trước.

Truyện Thiền sư Đại Xả trong TUTA ghi:

昔梁武帝嘗以是問寶志禪師。志亦如是對、今竊爲陛下舉似。

Ngày xưa Lương Vũ Đế từng đem điều này hỏi Thiền sư Bảo Chí, ngài cũng trả lời như thế. Nay (bần đạo) trộm phép thuật lại y hệt cho Bệ hạ nghe.

CỬ XƯỚNG

舉唱

Nói ra, tuyên bày.

MGNL q. 1 ghi:

向上宗乘、請師舉唱。

Tông thừa hướng thượng, mời thầy nói ra.

NTNL, q. thượng ghi:

林下臣僧、如何舉唱?

Kẻ hạ thần làm tăng ở chốn núi rừng, làm sao tuyên bày?

CỰ LINH

巨靈

Hiệu của Thiền sư Tự Dung đời Thanh.

X. Tự Dung.

CỰ PHƯƠNG (647-717)

巨方

Thiền sư đời Đường, họ Tào, người xứ An Lục (nay thuộc Hồ Bắc) Trung Quốc, nối pháp Thiền sư Phúc Viện Lãng.

CỰ TÁN (1908-1984)

巨贊

Tăng nhân hiện đại, họ Phan, tên Sở Đồng, người huyện Giang Âm, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc.

Sư từng là Chủ biên nguyệt san Sư Tử Hống và là người sáng lập Phật học viện, nhận chức Phó viện trưởng viện Phật học Trung Quốc cùng Phó hội trưởng Hội Phật giáo Trung Quốc.

CỰC LẠC TỰ

極樂寺

Chùa Cực Lạc, nằm trên phố Đông Đại thuộc Nam Cương, thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc.

Năm 1924 đệ tử đời thứ 44 tông Lâm Tế sáng lập. Chùa chiếm diện tích 2,6 ha là tự viện Phật giáo lớn nhất tỉnh Hắc Long Giang. Chùa chia làm ba phần Chủ viện, Đông khóa viện, Tây khóa viện. Chủ viện chiếm diện tích 1.800:3, chia làm bốn lớp đại điện: Thiên vương điện, Đại hùng bảo điện, Tam thánh điện, Tàng kinh lâu. Điện thờ phụ và đông tây khóa viện là Thiền đường, Kinh đường, Trai đường, Phương trượng viện, Tăng xá.

CỰC LẠC TỰ THÁP

極樂寺塔

Tháp chùa Cực Lạcở Đông viện chùa Cực Lạc thuộc Nam Cương, thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc.

Do đệ tử đời thứ 44 tông Lâm Tế xây cất vào năm 1924. Bởi tháp có bảy tầng cho nên còn gọi là “Thất cấp phù đồ tháp”, là tháp gạch bát giác theo kiểu lâu các duy nhất hiện còn tại vùng Đông Bắc. Mặt nam của tháp tiếp liền điện Địa Tạng, hai bên thông nhau. Các mặt đều nhú ra khám thờ, bên trong có 30 tượng La hán khắc nổi. Trong tháp có cầu thang bằng gỗ để lên đỉnh tháp nhìn ra xa. Dưới mái tháp và điện có khắc nổi rồng, phụng, sư tử, hạc, hình tượng sinh động, đây là kiệt tác của nghệ thuật phù điêu. Cấu kiện và trang sức của bộ phận tháp hấp thu phong cách kiến trúc phương Tây. Lầu chuông trống hai bên đông tây cũng tạo cho hình thức tháp là Phật tự trong nước hiếm thấy.

CỰC TẮC

極則

1. Tiêu chuẩn.

Phần giải tụng tắc 17, BNL q. 3 ghi:

雲門尋常以三句接人、此是極則也。

Bình thường Vân Môn dùng ba câu để tiếp hóa người học, đây là tiêu chuẩn của sư vậy.

2. Cứu cánh.

TQST ghi:

天如以至今日。無四休者。獨其語皆提持向上極則事。

Từ Thiên Như đến ngày này không ai bằng ngài Sở Thạch (Tứ Hưu), lời của Ngài đều chỉ bày việc cứu cánh chí cực vi diệu.

CỰC TRÍ

極致

Diệu lý tột cùng.

Tiết Đề hình Ngô Vĩ Minh cư sĩ trong NĐHN q. 20 ghi:

久參眞歇了禪師、得自受用三昧、爲極致。

Tham học đã lâu với Thiền sư Chân Yết Liễu, ông được Tam muội tự thọ dụng, là diệu lý tột cùng.

CƯỚC BANH

脚絣

Còn gọi: Hành triền, Hĩnh y, Hĩnh càn, Hộ bạc y.

Thường gọi: Cước bạn.

Miếng vải buộc nơi bắp chân, dùng để chống lạnh khi đi đường của các vị tăng hành cước. Trong luật gọi là Hộ thuyễn y.

CƯỚC CAO CƯỚC ĐÊ

脚高脚低

Chân cao chân thấp.

Thuật ngữ Thiền tông cho sự tỉnh ngộ không triệt để.

Tiết Trường Lô Thanh Liễu Thiền sư trong NĐHN q. 14 ghi:

上孤峰頂、過獨木橋、驀直恁麼行、猶是時人脚高脚低處。若見得徹、不出戶身遍十方、未入門常在屋裡。

(Tăng hành cước) trèo lên đỉnh núi cao, qua cầu độc mộc thẳng tắt mà đi như thế vẫn là kẻ chưa triệt ngộ. Nếu đã triệt ngộ thì không ra khỏi cửa mà thân đi khắp mười phương, không vào cửa mà thân thường ở trong nhà.

CƯỚC CÂN

脚跟

Cái gót chân, chỉ cho sự giác ngộ.

Phần giải tụng của tắc 1, BNL ghi:

休相憶、清風匝地有何極。既休相憶、你脚跟下事又作麼生?

Thôi nhớ nhau, gió mát khắp nơi bao giờ ngừng! Đã thôi nhớ nhau, việc giác ngộ của ông thì thế nào?

Cước cân vị điểm địa, hay Cước hạ vị ổn tạo (gót chân chưa chấm đất, hay đặt chân chưa vững): Chỉ cho người tu hành chưa thuần thục. Cước cân hạ dĩ thâm sổ trượng (Dưới gót chân bùn sâu mấy trượng), hay Cước hạ thái nê thâm (dưới chân bùn rất sâu): Người còn mê vọng rất nhiều.

Theo: PQĐTĐ nhóm Từ Di.

CƯỚC CÂN ĐIỂM ĐỊA

脚跟點地

Gót chân chấm đất.

Dụ cho sự giác ngộ một cách triệt để.

TMVK ghi:

且喜老漢脚跟點地。

Mừng cho lão ta đã triệt ngộ.

CƯỚC CÂN HẠ

脚跟下

Dưới gót chân.

Chỉ cho cái ở bên mình, ở trước mặt.

PHNL ghi:

三世諸佛在你諸人脚跟下轉大法輪。若也會得、功不浪施。

Chư Phật ba đời ở trước mặt các ông diễn nói đạo pháp, nếu các ông lãnh hội được mới chẳng uổng công.

view(1178)