C7

Posted by tranminhhuydn on Mon, 03/04/2017 48:06

CỐC ĐẦU (hn,ng)

穀頭

Còn gọi: Mễ đầu, Khán lương.

Người trông nom lương thực trong chùa.

Chức vụ này đứng dưới Điển tọa. Theo Quy Sơn Linh Hựu thiền sư ngữ lục, thiền sư Thạch Sương Khánh Chư đã từng nhậm chức Mễ đầu ở Quy Sơn.

Bạch Vân Thủ Đoan thiền sư quảng lục ghi:

上堂云。法華収得三般稀奇之寶。尋常[]可曾拈出。今日麻頭穀頭進發。不免將出奉送二公。乃拈起拄杖。卓三下云。前頭第一不得擘破。01

Sư thượng đường bảo: Pháp Hoa thu được ba thứ báu vật ít có, bình thường có thể đưa ra. Hôm nay, Ma đầu, Cốc đầu sắp lên đường, sao khỏi đem ra để kính biếu hai vị. Sư liền đưa cây gậy lên rồi dộng xuống ba cái, nói: Trước mặt, thứ nhất không được nói toạc ra.


CỐC TUYỀN

谷泉

Thiền sư đời Tống, hiệu Đại Đạo, người xứ Tuyền Châu, nối pháp Phần Dương Thiện Chiêu, tông Lâm Tế. Người đời gọi sư là “Ba Tiêu Am Chủ”, “Tuyền Đại Đạo”.

Tác phẩm: Lục Ba Tỵ Ca.

CÔN CẦU

輥毬

Lăn trái cầu.

Công án, sự việc thấy ở tiết Tuyết Phong Nghĩa Tồn Thiền sư trong NĐHN q. 7 ghi:

一日升座,眾集定。師輥出木毬,玄沙遂捉來安舊處。

Một hôm sư thăng tòa, tăng chúng tập họp đầy đủ. Sư lăn quả cầu gỗ, Huyền Sa bèn lượm lại đặt vào chỗ cũ.

Đây là sự thi thiết vô nghĩa của Thiền gia, ý nghĩa quét sạch ngôn ngữ ý thức của người học đạo, không thể dựa vào tình thức ý tưởng để suy đoán lý giải.

Tiết Thiềm phán Lưu Kinh Thần cư sĩ trong NĐHN q. 16 ghi:

分宗列派、各有門庭或持叉張弓、輥毬舞笏。或拽石搬土、打鼓吹毛。

Chia tông tách phái đều có môn đình… hoặc cầm chĩa giương cung, lăn cầu múa hốt, hoặc khuân đá gánh đất, đánh trống thổi lông.

CÔN LUÂN TƯỚC SINH THIẾT

崑崙嚼生鐵

Thằng mọi nhai sắt sống, vốn đã không nhai được mà cũng chẳng có mùi vị.

Thuật ngữ Thiền tông chỉ trạng thái không còn phân biệt suy nghĩ.

HĐNL q. 1 ghi:

僧問:靈山密付、還許學人咨參也無?師云:崑崙嚼生鐵。

Tăng hỏi: Như sự trao truyền bí mật ở Linh Sơn, có cho người học thưa hỏi hay không? Sư đáp: Thằng mọi nhai sắt sống.

CÔNG ÁN

公案

Là một chuyện tích hoặc là phần ghi chép về những sự kiện hỏi đáp, thương lượng chí lý trong nhà thiền. Nó thường mang tính phi lý, chẳng thể dùng bộ óc để lý giải, làm cho thiền giả cảm thấy thắc mắc mà phát khởi nghi tình, từ đó mới có cơ hội ngộ đạo.

Tựa thứ 4 của BNL ghi:

嘗謂祖教之書爲之公案者。倡於唐而盛於宋、斯來尚矣。

Từng bảo sách của Thiền tông là công án, xướng từ đời Đường nhưng thạnh ở đời Tống, cho đến nay vẫn còn.

CÔNG BẤT LÃNG THÍ

功不浪施

Công phu không phải vô ích.

MANL ghi:

百味具足。其中只欠一味。且道。是油是醬。若點檢得出。華藏(系密庵禪師之法號)功不浪施。其或未然。更聽重下注腳。

Trăm vị đầy đủ, trong đó chỉ thiếu một vị, thử hỏi là dầu hay là tương? Nếu phân biệt được thì Hoa Tạng (pháp hiệu của thiền sư Mật Am) ra công không phải vô ích; nếu chưa được như thế thì hãy lắng nghe ta chú thích thêm lần nữa.

CÔNG BIỆN TƯ BIỆN

公辦私辦

Giải quyết toàn bộ, tất cả đều thành công.

PDNL q. thượng ghi:

上堂擧:寶壽作街坊時、見兩人相諍。一人以手打一拳云:你得恁無面目!寶壽因而得入。若人於此知落處、可謂公辦私辦。

Sư thượng đường, cử: Lúc Bảo Thọ vào chợ xin vật thực, thấy hai người đang cãi nhau. Người này đấm người kia một cái, nói: Mày làm như thế thì chẳng còn mặt mũi nào! Bảo Thọ nhân đây lãnh ngộ. Nếu ai biết được ý này, có thể nói rằng người đó đã thành công.

CÔNG CAN

功幹

Công phu tu hành.

Tiết Kính Sơn Hồng Nhân Thiền sư trong NĐHN q. 9 ghi:

僧問:掩息如灰時如何?師曰:猶是時人功幹。曰:幹後如何?師曰:耕人田不種。曰:畢竟如何?師曰:禾熟不臨場。

Tăng hỏi: Khi nhập diệt như tro tàn thì thế nào? Sư đáp: Vẫn còn là công phu tu hành của người ấy. Tăng hỏi: Sau công phu đó là gì? Sư đáp: Người cày không gieo giống. Tăng hỏi: Rốt cuộc như thế nào? Sư đáp: Lúa chín không đem phơi.

CÔNG DỤNG

功用

Tác dụng, vận dụng.

LTNL ghi:

爾要與祖佛不別。但莫外求。爾一念心上清淨光。是爾屋裏法身佛。爾一念心上無分別光。是爾屋裏報身佛。爾一念心上無差別光。是爾屋裏化身佛。此三種身是爾即今目前聽法底人。秖爲不向外馳求。有此功用。

Các ngươi muốn được như Phật Tổ, chỉ đừng tìm bên ngoài. Trên một niệm tâm sáng suốt thanh tịnh của các ngươi là ngôi nhà Phật pháp thân. Trên một niệm tâm sáng suốt không phân biệt là ngôi nhà Phật báo thân. Trên một niệm tâm sáng suốt không sai biệt là ngôi nhà Phật hóa thân. Ba thứ thân nầy là người nghe pháp hiện nay. Có điều là không nên dong ruỗi tìm bên ngoài thì mới có tác dụng nầy.

CÔNG ĐỨC

功德

Công nghiệp đức hạnh dẫn đến quả báo tốt lành.

Truyện Huệ Năng trong TCTT q. 8 ghi:

弘忍曰﹕汝作何功德?慧能曰﹕愿,竭力抱石而舂供眾而已。

Hoằng Nhẫn hỏi: Ngươi làm công đức gì? Huệ Năng đáp: Xin hết lòng đeo đá giã gạo cho đại chúng mà thôi.

Xét ý nghĩa của từ ngữ công đức có liên quan với thuyết nhân quả báo ứng, thiền gia cho đây là pháp môn phương tiện, chẳng phải là pháp triệt ngộ trực chỉ nhân tâm. Cho nên Thiền sư có khi mượn dùng từ công đức với ý nghĩa trái ngược thường tình, chỉ cho triệt ngộ tâm địa.

Tiết Sơ Tổ Bồ-đề Đạt-ma Đại Sư trong NĐHN q. 1 ghi:

十月一日至金陵。帝問曰:朕即位已來、造寺寫經、度僧不可勝紀、有何功德?祖曰:並無功德。帝曰:何以無功德?祖曰:此但人天小果、有漏之因、如影隨形、雖有非實。帝曰:如何是眞功德?祖曰:淨智妙圓、體自空寂、如是功德、不以世求。

Một ngày tháng 10 sư đến Kim Lăng. Lương Võ Đế hỏi: Trẫm từ khi lên ngôi đến nay cất chùa in kinh độ tăng không sao kể xiết, có công đức gì không? Tổ nói: Hoàn toàn không công đức. Vua hỏi: Vì sao không công đức? Tổ nói: Đây chỉ là quả nhỏ thuộc hàng trời người, là nhân hữu lậu, như bóng theo hình, tuy có mà không thật. Vua hỏi: Vậy như thế nào là công đức chân thật? Tổ nói: Tịnh trí kì diệu tròn đầy, thể tự vắng lặng, công đức như thế không thể đem thế gian cầu được.

CÔNG ĐỨC TÙNG LÂM

功德叢林

Thiền-na (thiền). Vì Thiền có năng lực phát khởi trí huệ, thần thông, nên công đức vô lượng.

Truyện Khánh Chư trong TCTT q.12 ghi:

南方謂之叢林者,翻禪那爲功徳叢林也。

Phương Nam gọi Công đức tùng lâm là tùng lâm, do phiên dịch từ chữ thiền-na (thiền).

CÔNG GIỚI

公界

Vật công cộng.

Trong Thiền lâm dùng từ này để chỉ cho vật thường trụ, là của cải chung của mười phương Tăng.

Điều Quải Tháp trong TUTQ q. 1 ghi:

新到兩展三禮、如在上法眷、亦兩展三禮、所以還住持人公界之禮也。

Người mới đến phải lễ vị Trụ trì và pháp quyến hai lần, mỗi lần 3 lạy để trả ân vị Trụ trì có công quản lý công giới (Vật thường trụ).

CÔNG HUÂN BIÊN SỰ

功勛邊事

Thuộc về việc tích lũy công đức dẫn đến việc hưởng phúc báo về sau.

Đối với Thiền tông, đây chỉ là pháp môn phương tiện, bởi vì việc làm này chẳng thể khiến người học triệt ngộ tâm địa, siêu việt sinh tử.

Tiết Động Sơn Hòa thượng trong TĐT q. 6 ghi:

問:一切處不乖時如何?師曰:此猶是功勳邊事。有無功之功、子何不問?

Hỏi: Lúc tất cả chỗ chẳng trái nghịch thì sao? Sư đáp: Đây cũng còn là công huân biên sự. Có công đức vô công sao ngươi chẳng hỏi?

CÔNG KHÓA

功課

Công phu tu hành của chư tăng.

Tiết Vân Nham Hòa thượng trong TĐT q. 5 ghi:

切囑第一莫向舌頭上取辯、記他了事言語有什麼用處?這箇功課從無人邊得、不由聰明强記。

Tôi hết sức thiết tha căn dặn là chớ nên thông qua ngôn ngữ mà tham cứu thiền pháp. Ghi nhớ lời nói của người đã triệt ngộ có dùng được chỗ nào? Công phu tu hành này không từ người khác mà được, chẳng do thông minh nhớ dai mà được.

CÔNG KHUY NHẤT QUỸ

功虧一簣

Thiếu một tí mà bỏ dở.

Theo Thượng Thư Lữ Ngao: Đắp núi cao 72 thước, chỉ thiếu một sọt đất. Quỹ là sọt đất đá, đắp một trái núi đã rất cao, nhưng thiếu một sọt đất, núi sẽ không đắp thành. Đời sau dùng thành ngữ này để chỉ cho khi làm việc gì, đôi khi thiếu một chút sức lực cũng không hoàn thành được công việc.

CÔNG NGHIỆM

公驗

Giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước cấp cho các tăng lữ khi thọ giới, như: Độ duyên, Giới điệp v.v…

VMQL, q. trung ghi:

某甲有隨身公驗。

Tôi có giấy chứng nhận mangtheo bên mình.

CÔNG PHU

功夫

1. Mức độ hoặc cảnh giới của sự tu hành.

Đại Huệ thư, q. thượng ghi:

此心雖未嘗一念退屈、自覺功夫終未純一。

Tâm này dù chưa có một niệm lui sụt, nhưng tự biết công trình tu hành chưa hoàn toàn thuần nhất.

2. Thời gian.

TCNL, q. trung ghi:

問、如何是大人相師云、老僧無工夫趨得者閑漢。

Hỏi: Thế nào là tướng đại nhân?… Sư đáp: Lão tăng không có rảnh như người nhàn hạ.

CÔNG TÀO

功曹

Vốn chỉ cho một chức quan đời Hán, trông coi việc xét xử.

Từ đời Bắc Tề về sau, chức Công tào coi về việc phòng chống tệ nạn xã hội. Trong Phật giáo, mượn dùng để chỉ cho căn bản vô minh hay khởi lên bao điều phiền não.

Kinh Tứ Nhập Nhị Chương ghi:

佛謂之曰:若斷陰不如斷心、心爲功曹、若止功曹、從者都息、邪心不止、斷陰何益?

Phật bảo người ấy rằng: Đoạn âm không bằng đoạn tâm. Tâm như vị Công tào. Công tào nếu nghỉ, thì kẻ tùng sự đều nghỉ. Tà tâm chẳng dứt, đoạn âm ích gì?

CÔNG VỊ TIỂU TUYỆT

功位勦絕

Công vị: Địa vị sai khác trong giai đoạn tu hành của sơ tâm; Tiểu tuyệt: Dứt hết. Công Vị Tiểu Tuyệt là công phu tu hành đã tiến vào cảnh giới cao tột, tức không còn những giai vị sai biệt như sơ tâm, hậu tâm.

CỐT ĐỂ CỐT ĐỔNG

骨底骨董

Còn gọi: Cốt đổng骨董.

Người cổ lỗ, đồ ngoan cố, hàm ý khinh bỉ.

Tiết Tịnh Cư Ni Diệu Đạo Thiền sư trong NĐHN q. 20 ghi:

尼問:如何是佛?師曰:非佛。曰:如何是佛法大意?師曰:骨底骨董。

Ni hỏi: Thế nào là Phật? Sư đáp: Chẳng phải Phật. Ni hỏi: Thế nào là đại ý Phật pháp? Sư đáp: Đồ cổ lỗ.

CỐT ĐỔNG

骨董

Đồ cổ. Người bảo thủ.

VMQL q. thượng ghi:

若是一般掠虛漢。食人膿唾。記得一堆一擔骨董。到處馳騁驢脣馬觜。誇我解問十轉五轉話。

Nếu người giống như đồ dối trá, ăn đàm dãi của người, nhớ được một đống một gánh đồ cổ, chạy đến nơi nào cũng bàn luận khoe khoang. Khoe ta nói được năm, mười chuyển ngữ.

CỐT ĐỘT

淈腯

1. Lờ mờ, không rõ ràng.

Bài thơ Phong phan trong GTPĐL q. 28 ghi:

不是風旛動、

亦非人者心

自從胡亂後、

淈腯到如今

Chẳng phải gió phướn động

Chẳng phải tâm các ngài

Từ buổi sau loạn Hồ

Lờ mờ đến hôm nay.

2. Quậy phá.

PDNL q. thượng ghi:

太平淈腯漢

事事盡經遍

如是三十年

也有人讚歎

Thái Bình kẻ quậy phá,

Mọi việc đều trải qua,

Như vậy ba mươi năm,

Cũng có người ca ngợi.

1. Căn cơ của mọi người, năng khiếu trời sinh.

X. Cơ duyên, Cơ khí.

2. Sự lý vi diệu sâu kín, không để lại dấu vết. Hễ lơi lỏng thì vuột qua mất, ngôn ngữ không cách gì biểu đạt được.

Tiết Tín Tương Giới Tu Thiền sư trong NĐHN q. 20 ghi:

兩輪舉處煙塵起、電急星馳擬何止?目前不礙往來機、正令全施無表裡。

Hai vầng (mặt trời, mặt trăng) vận chuyển khói bụi dấy, điện chớp sao xẹt làm sao dừng? Trước mắt không ngại cơ qua lại, chính lệnh thi hành không trong ngoài.

CƠ BIẾN

機變

Thiền cơ biến hóa, cơ phong biến hóa.

NTNL q. thượng ghi:

眼裏抽釘、腦後拔箭、本來無象通機變。

Nhổ đinh trong mắt, rút tên sau ót, xưa nay không có khuôn mẫu, phải biết thiền cơ biến hóa.

BNL q. 1 ghi:

兩喝與三喝、作者知機變。

Hai phen hét cùng ba lần gọi, bậc thầy tài giỏi biết cơ phong biến hóa.

CƠ CƠ

機機

Còn gọi: Cơ cơ tương ứng, cơ cơ tương phó, cơ cơ đầu hợp.

Cơ của bậc thầy và cơ của người học thầm khế hợp nhau.

Tắc 50, BNL ghi:

度越階級、

超絕方便、

機機相應、

句句相投。

Vượt qua thứ bậc,

Thoát hẳn phương tiện,

Cơ cơ khế hợp,

Lời lời khớp nhau.

CƠ DỤNG

機用

Phương pháp siêu việt ngôn thuyên (dùng lời nói để giải thích).

Cơ dụng mà các thiền sư đại triệt đại ngộ thường dùng như: Gậy và thủ thế, hoặc gậy và hét, nhằm giúp người học tiến sâu vào cảnh giới thiền. Các bậc thầy của phương pháp này là Mã Tổ, Bách Trượng, Hoàng Bá và Lâm Tế.

LGL, q. thượng ghi:

獨江西石頭而下、諸大宗師以機用應物。觀其問答、溟涬然令人坐睡。

Chỉ có từ Mã Tổ và Thạch Đầu trở xuống, các đại Tông sư mới dùng phương pháp vượt thoát (cách giải thích bằng lời nói) để tiếp độ người.

Những cách vấn đáp ấy, khiến cho đương cơ mờ mịt, khó hiểu.

CƠ DUYÊN

機緣

1. Căn cơ chúng sinh và nhân duyên ngộ pháp. Nếu hai thứ này khế hợp thì mới được tỉnh ngộ.

Tiết Tín Tương Tông Hiển Thiền sư trong NĐHN q. 18 ghi:

明日、祖往舒城、師與悟繼往、適會於興化。祖問師:記得曾在那裡相見來?師曰:全火祇候。祖顧悟曰:這漢饒舌!自是機緣相契。

Hôm sau, Tổ (chỉ Ngũ Tổ Pháp Diễn) đến thành Thư Châu, sư cùng Ngộ (chỉ Viên Ngộ) cũng đến đấy may mắn gặp nhau ở Hưng Hóa. Tổ hỏi sư: Có nhớ từng gặp nhau ở đâu không? Sư đáp: Toàn là các bậc lão luyện. Tổ xoay lại nhìn Ngộ nói: Gã này lắm mồm! Từ đó cơ duyên thầy trò khế hợp.

2. Lời hỏi đáp, cử chỉ, hành vi của thiền sư kịp thời ứng phó với nhân duyên ngộ pháp của người học.

Nghĩa Huyền Thanh trong LTNL q. cuối ghi:

首參黃蘗。次謁大愚。其機緣語句載于行錄。

Ban đầu sư tham vấn ngài Hoàng Bá. Kế đó yết kiến ngài Đại Ngu. Cơ duyên ngữ cú của sư đầy dẫy ở trong Hành lục.

CƠ GIÁO

機教

Căn cơ của chúng sinh và sự giáo hóa của Phật pháp.

Truyện Thần Tú trong TCTT q. 8 ghi:

梁武帝向以有爲之事、達摩貴傳徑門心要、機教相乖、若水投火。

Lương Võ Đế nhắm vào việc hữu vi, còn Đạt-ma thì muốn truyền pháp môn tâm yếu thẳng tắt, căn cơ trái ngược với sự giáo hóa như tưới nước vào lửa.

CƠ HOẠCH

機劃

Khéo léo biết dự tính, lo toan.

PDNL q. trung ghi:

荷衆諸禪流、

纔能足機劃

逢人定有錢

見面寧無麥

Thanh tịnh chúng Thiền sư

Mới đủ khéo lo toan

Gặp người, tiền ắt có

Thấy mặt, gạo đâu không.

CƠ HỢP

幾合

Còn gọi: Kịp hợp (洎合)

Cơ hồ.

ĐSNL ghi:

源(指南源和尚)曰:心心無間斷、流入於性海。師曰:機合放過!

Nguyên (chỉ cho Nam Nguyên Hòa thượng) nói: Tâm tâm không gián đoạn, chảy vào trong biển tính. Sư bảo: Cơ hồ vuột qua rồi!

CƠ KHẾ

機契

Khế hợp thiền cơ, lãnh hội thiền pháp.

Tiết Báo Ân Pháp Thường Thủ tọa trong NĐHN q. 18 ghi:

自湖湘至萬年謁雪巢、機契、命掌牋翰。

Sư từ Hồ Bắc Hồ Nam đến Vạn Niên yết kiến ngài Tuyết Sào, khế hợp thiền cơ và vâng lời ngài trông coi việc thư từ.

Tiết Vĩnh Phong Huệ Nhật Am chủ trong NĐHN q. 18 ghi:

丱歲出家、於明心寺得度。自機契雲居、熟游湘漢、暨歸永豐、或處巖谷、或居廛市、令鄉民稱丘師伯。

Sư xuất gia từ thuở bé, được độ làm tăng ở chùa Minh Tâm. Từ khi sư lãnh ngộ thiền pháp Vân Cư, thường tới lui vùng Tương, Hán. Đến khi trở về Vĩnh Phong, hoặc ở trong hang đá, hoặc ở chốn chợ búa, khiến dân làng gọi sư là Khâu sư bá.

CƠ KHÍ

機器

Căn cơ tài năng của con người.

Tiết Nghệ Ngôn trong NHQL q. 29 ghi:

或宜看教、或不宜看教、此在機器不同、未可執一而論。如英明之士、何須看教方可參禪?如愚鈍之流、看教尚恐難通、況參禪乎?

Có người nói nên xem kinh, có người nói chẳng nên xem kinh, việc này tại cơ khí chẳng đồng, không thể giữ khăng khăng một mực. Nếu là kẻ sáng suốt đâu cần xem kinh mới có thể tham thiền? Còn như hàng ngu độn, xem kinh còn e khó thông, huống là tham thiền ư?

CƠ NGỮ

機語

Lời nói thăm dò, trao đổi thiền pháp của nhà thiền hoặc là lời khơi gợi người học ngộ được ý chỉ thiền.

Có vài cơ ngữ rất thông thường, như: Cơ lai tắc thực, khốn thời tắc miên (Đói ăn, mệt ngủ), Hàn thời hướng hỏa, nhiệt thời thủ lương (Lạnh thì sưởi ấm, bức thì hóng mát). Có vài cơ ngữ thật đặc biệt, lạ lùng, như: Thạch thượng liên hoa (Hoa sen trên đá), Trương công ngật tửu Lý công túy (Ông Trương uống rượu, ông Lý say). Những lời này cùng với chỉ ý Thiền tông, đặc điểm phong cách của các nhà các phái Thiền tông cho đến hoàn cảnh cơ ngữ cụ thể v.v… đều có liên quan.

Tiết Giáo Trung Di Quang Thiền sư trong NĐHN q. 20 ghi:

遂出嶺、謁圓悟禪師於雲居。次參黃檗祥高庵悟、機語皆契。

Sư liền ra khỏi núi, yết kiến thiền sư Viên Ngộ ở Vân Cư, kế đó tham vấn Hoàng Bá Tường, Cao Am Ngộ, cơ ngữ đều khế hợp.

CƠ NHƯ (1632-?)

機如

Thiền sư đời Thanh, họ Phan, hiệu Cổ Lâm, người Thượng Hải, Trung Quốc, nối pháp Trúc Am Chân Diễn, tông Lâm Tế.

Tác phẩm: Liên Hoa Cổ Lâm Thiền sư ngữ lục 4 quyển.

CƠ PHÁP

機法

Cách thức khám phá và chuyển hóa căn cơ người học của các bậc thầy kiến tính, và cách thức này rất được người học tin nhận.

Thiền Môn Đoạn Luyện Thuyết q.1 ghi:

治叢林如治國。用機法以鍛禪眾如用兵。

Quản lý tự viện như trị nước. Dùng cơ pháp để rèn luyện tăng chúng như dùng binh.

CƠ PHONG

機鋒

Chỗ vi diệu sâu kín, sắc sảo của thiền cơ.

Tính cách sắc bén của thiền sư khi tiếp hóa người học, hoặc của Thiền sư khi khảo nghiệm lẫn nhau. Đặc điểm của nó là:

- Thường dùng ý sâu sắc mà không để lại dấu vết.

- Dùng lối nói vô lý để biểu hiện cảnh giới của riêng mình.

LGL, q. hạ ghi:

雲菴大稱賞之、謂其機鋒不減英邵武。

Vân Am rất khen ngợi, cho rằng cơ phong không kém Anh Thiệu Vũ.

CƠ QUAN

機關

Mưu chước, cơ pháp mà vị thầy tùy theo căn cơ lập ra, giúp cho người học khai ngộ và chỉ phù hợp với căn bản của từng người thôi. Cơ pháp ấy có thể là: Công án, thoại đầu, đánh và hét.

Tắc 41, BNL ghi:

雪團打、雪團打

龐老機關沒可把

天上人間不自知

眼裏耳裏絕瀟灑

瀟灑絕!

碧眼胡僧難辦別

Vo hòn tuyết, vo hòn tuyết

Mưu chước Bàng lão không nắm được

Thiên thượng nhân gian chẳng tự hay

Nơi mắt nơi tai đều thanh nhã

Thanh nhã tột!

Bồ-đề Đạt-ma khó giải phân.

CƠ TẮC NGẬT PHẠN, KHỐN TẮC ĐẢ MIÊN, HÀN TẮC HƯỚNG HỎA, NHIỆT TẮC THỪA LƯƠNG

飢則吃飯、困則打眠、寒則向火、熱則乘

Đói thì ăn, Mệt thì ngủ, Lạnh thì sưởi ấm, Nóng thì hóng mát.

Là một cách nói mà thiền gia đề xướng bình thường tâm thị đạo, cùng tự tâm là Phật, mọi người sẵn có không cần khổ hạnh tu luyện, làm nhiều việc và chấp trước ngữ ngôn tri thức; phản ánh đặc điểm bất đồng giữa Thiền tông với những tông phái Phật giáo khác.

MANL ghi:

大丈夫漢。眼裹有筋皮下有血。二六時中。只守閑閑地。飢則吃飯。困則打眠。寒則向火。熱則乘涼。上無諸佛可仰。下無眾生可度。人與非人。性相平等。

Bậc đại trượng phu ánh mắt lanh lợi, có khí phách hơn người, trong 24 giờ chỉ giữ tâm thái nhàn vui, đói thì ăn, mệt thì ngủ, lạnh thì sưởi ấm, nóng thì hóng mát. Trên không có chư Phật để cầu, dưới không có chúng sinh để độ, nhân cùng phi nhân tính tướng bình đẳng.

CƠ TIÊN

機先

Còn gọi: Cơ tiền, Thiên địa vị khai chi tiền.

Điềm báo trước về sự cơ.

Thiền tông mượn từ này để mô tả trạng thái một niệm chưa khởi, một lời chưa nói ra, nghĩa là trước khi chúng ta khởi tình thức phân biệt.

NTNL, q. hạ ghi:

捏住乾坤粉一團

大人剛被小人瞞

機先若具機先眼

走殺從教起釁端

Bóp nát đất trời như viên phấn,

Đại nhân cứ bị tiểu nhân lờn

Cơ tiên nếu đủ tài lường trước

Ngưng ngay, đừng để khởi tranh hơn

CƠ TƯ

機思

Cơ phong tài trí.

TMVK ghi:

後數日舉立僧秉拂。機思遲鈍。巷堂大笑。

Sau đó vài ngày cử ra vị tăng thay thế Trụ trì nói pháp cho đại chúng, nhưng vì cơ phong tài trí chậm lụt nên khiến đại chúng cười ồ lên.

CƠ YẾU

機要

Còn gọi: Yếu cơ.

Then máy quan trọng.

Phần giải tụng của tắc 68, BNL q. 7 ghi:

騎虎由來要絕功。有如此之高風最上之機要。

Câu: Cưỡi cọp xưa nay cần bản lãnh có phong cách vư

view(1046)