C5
CHÍNH PHÁP LUÂN
正法輪
Chỉ cho Phật pháp.
MGNL q. 1 ghi:
欲得不招無間業、莫謗如來正法輪。
Muốn không bị chiêu nghiệp vô gián thì đừng phỉ báng chính pháp luân của Như Lai.
CHÍNH PHÁP NHÃN TẠNG
正法眼藏
Còn gọi: Thanh Tịnh Pháp Nhãn.
Kho tàng con mắt chính pháp, kho tàng trí huệ. Kho tàng này dụ cho tự tính. Tự tính khi khởi dụng, quán sát căn cơ của chúng sinh (dụ như con mắt) rồi tùy duyên hóa độ họ. Những lời thuyết pháp này từ tự tính lưu xuất nên gọi là chính pháp.
Theo LĐHY q. 1 ghi:
世尊在靈山會上、拈花示衆、衆皆默然、唯迦葉破顏微笑。世尊道:吾有正法眼藏、涅槃妙心、實相無相、法門微妙、不立文字、教外別傳、付囑摩訶迦葉。
Trong hội Linh Sơn, Đức Thế Tôn đưa cành hoa sen lên trước mặt đại chúng, đại chúng đều ngơ ngác, chỉ có ngài Ca-diếp mỉm cười. Đức Thế Tôn nói: Ta có Chính Pháp Nhãn Tạng, Niết-bàn diệu tâm, thật tướng vô tướng, pháp môn vi diệu, không lập văn tự, truyền khác ngoài giáo, phó chúc cho Ma-ha Ca-diếp.
CHÍNH QUỲ
正逵
Thiền sư đời Nguyên, họ Phương, tự Nhất Quan, người xứ Bà Dương (nay là huyện Ba Dương, tỉnh Giang Tây) Trung Quốc, nối pháp Thiền sư Kính Sơn Hạnh Đoan.
CHÍNH TÂM (1836-1906)
正心
Thiền sư Việt Nam, húy Hải Lương, hiệu Chính Tâm, thuộc tông Lâm Tế đời thứ 40, là vị Tổ khai sáng chùa Kim Cang ở Thủ Thừa Long An. Sư là người chỉ đạo công tác khắc bản gỗ các loại kinh điển như: Luật Tứ Phần, Bồ Tát Giới Kinh, Kim Cang Chư Gia, Phật Thuyết Tam Thế Nhân Quả Kinh..
CHÍNH THÀNH (1872-1947)
正誠
Cao tăng Việt Nam, tên Phạm văn Vịnh, con của một nhà nho kiêm y sĩ, nối pháp Thiền sư Liễu Ngạc Phổ Minh, thuộc đời thứ 38 của Lâm Tế chính tông, đời thứ 40 của Lâm Tế gia phổ (nối pháp Thiền sư Hải Huệ Minh Thông).
Dịch phẩm: Kinh Di Đà Sớ Sao, Phật Tổ Tam Kinh, Pháp Bảo Đàn, Lăng Nghiêm, Pháp Hoa, Quy Nguyên Trực Chỉ, Long Thơ Tịnh Độ, Đại Học Hoằng Giới (diễn nôm).
CHÍNH TÔNG TỰ
正宗寺
Chùa Chính Tông ở núi Thiên Mục, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.
Vào cuối đời Nam Tống Thiền sư Cao Phong Nguyên Diệu vào núi bế quan, người học theo sư cất am bèn thành thiền vũ, ban đầu gọi là “Sư Tử Viện”. Niên hiệu Diên Hựu thứ 6 (1319) đời Nguyên vua ban tặng tấm biển “Sư Tử Chính Tông Tự”. Niên hiệu Thái Định thứ 3 (1326) Thiền sư Liễu Nghĩa trụ trì chùa này. Lúc ấy chùa nổi tiếng hải ngoại, các tăng nhân Nhật Bản, Ấn Độ, Triều Tiên cũng đến chùa này vân du triều bái và mang về nước những bức họa tượng của các vị Thiền sư như Tuyết Nham, Cao Phong, Trung Phong. Cuối đời Nguyên chùa bị phá hủy bởi binh lửa, niên hiệu Hồng Vũ thứ 4 (1371) đời Minh, Thiền sư Tùng Ẩn xây cất lại, về sau trở thành tùng lâm. Cuối đời Minh lại bị binh lửa phá hủy. Đầu đời Thanh, Thiền sư Ngọc Lâm thi công lại từ đầu, đổi tên là “Khai Sơn Lão Điện”, chẳng bao lâu lại bị hỏa tai. Khoảng niên hiệu Ung Chính (1723-1735) sửa chữa lần nữa, đổi tên là “Thiền Nguyên Tự”. Những năm đầu của niên hiệu Hàm Phong (1851-1861) lại bị binh lửa phá hủy chỉ còn một cái điện. Khoảng niên hiệu Đồng Trị (1862-1874) sửa sang lại, có điện liêu hơn 2000 gian, là một chùa lớn trong núi. Trong thời kỳ kháng chiến chùa bị máy bay quân Nhật phá hủy, sau khi kiến quốc lại phải thi công lại từ đầu.
CHÍNH TRI KIẾN
正知見
Trí tuệ Phật có thể thức tâm kiến tính, thấy rõ chân thật tướng của các pháp.
Hậu tự của Lưu Phỉ ở phần phụ lục cuối trong CĐTĐL q. 30 ghi:
故達磨直指不立文字。少林九年面壁而已。雖二祖立雪斷臂。一字亦不爲說。但遮其知見之非。二祖因是得正知見。豁然大省。
Cho nên Đạt-ma chỉ thẳng không lập văn tự, nơi Thiếu Lâm chín năm nhìn vách mà thôi. Cho dù Nhị Tổ đứng dưới tuyết và chặt cánh tay, nhưng một chữ cũng không chịu nói ra, đây chỉ là ngăn chặn tri kiến sai lầm của ông ta. Nhị Tổ nhân đây được chính tri kiến, bỗng nhiên đại ngộ.
CHÍNH TRUYỀN (1549-1614)
正傳
Thiền sư đời Minh, họ Lữ, tự Nhất Tâm, hiệu Huyễn Hữu, người xứ Lật Dương, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Sư nối pháp Thiền sư Tiếu Nham Đức Bảo, đời thứ 33, hệ Nam Nhạc. Sư trụ trì chùa Long Trì ở Kinh Khê.
Tác phẩm: Huyễn Hữu tập, Chính Truyền ngữ lục.
CHÍNH TRỪNG (1274-1339)
正澄
Thiền sư đời Nguyên, họ Lưu, hiệu Thanh Chuyết, người xứ Liên Giang, Phúc Châu (nay thuộc Phúc Kiến) Trung Quốc.
Tác phẩm: Lược Thuật Lâm Tế Tông Tăng Đoàn Sinh Hoạt Chi Đại Giám Thanh Quy, ngữ lục 7 quyển.
CHƠN CHIẾU THIỀN VIỆN
真照禪院
Thiền viện Chơn Chiếu hiện nay vốn là chùa Pháp Hoa ở khu Nước Ngọt xưa kia, nay thuộc Thị trấn Phước Hải - Đất Đỏ - Bà Rịa Vũng Tàu.
Chùa được cụ Nguyễn Quang Chiểu, pháp danh Trừng Chiểu, thành lập năm 1942. Năm 1978, cụ và con gái mất. Chùa bỏ hoang từ đó. Năm 1987, chùa được gia đình cụ cúng dường cho Hòa thượng Ân sư.
Năm 1988, sư cô Hạnh Liễu được Hòa thượng Ân sư chỉ định về làm trụ trì và dưỡng bệnh tại chùa Pháp Hoa (sư cô là chúng của thiền viện Viên Chiếu và đang bị ung thư cổ). Chùa được Hòa Thượng đổi tên là thiền viện Chơn Chiếu từ đó. Do trải qua 10 năm không người chăm sóc, nên khi sư cô về, thiền viện chỉ là một khu rừng hoang với vài cội anh đào, diện tích khoảng 2900 m2. Ngôi Tam bảo chỉ còn bốn bức vách, rộng khoảng 48 m2 (4x12).Việc nhận chùa trong cái duyên không được thuận chiều và suôn sẻ như chư huynh đệ nên rất vất vả. Tuy vậy, sư cô vẫn cố gắng duy trì thời khóa của Thiền môn, cũng như quyết lòng gìn giữ, khai phá và cố gắng phát triển ngôi Tam bảo cho đến ngày nay.
Hiện nay diện tích thiền viện đã mở rộng hơn 1 mẫu. Ngôi Tam bảo cũng được xây dựng lại khá khang trang. (Do thiền viện nằm cách mặt biển 150 m, thuộc khu qui hoạch quốc phòng, nên trước đây, thiền viện không được xây dựng. Chỉ từ năm 2000 trở về sau, mới có sự thay đổi). Trụ trì từ lúc khai cơ đến năm 2013 là Tỳ-kheo-ni Thích Nữ Hạnh Liễu.
Năm năm trở lại đây, mỗi tháng đều có mở khóa thọ Bát quan trai một ngày. Sáng thì thọ bát (khoảng 20 vị). Chiều thì nghe pháp. Phần thuyết giảng do quí sư cô thiền viện Viên Chiếu đảm nhiệm (có khoảng 50 vị tham dự). So với các thiền viện khác, số Phật tử tham gia tuy có ít ỏi, nhưng đó là sự phát triển đáng mừng. Bởi khi tôi về nhận chùa, dân địa phương hầu như không ai biết gì về Phật pháp. Nay thì đã biết nghe pháp và ứng dụng Phật pháp vào đời sống của mình.
Thiền viện Chơn Chiếu được như hiện nay, trước là nhờ ân đức của Hòa thượng Ân sư. Sau là nhờ đến sự hỗ trợ của chư huynh đệ trong Tông môn về cả tinh thần lẫn vật chất. Trong đó, đáng kể nhất là hai vị huynh trưởng Thường Chiếu và Viên Chiếu. Do địa thế của thiền viện nằm trên núi, dưới lại có biển, nên không khí trong lành.
CHƠN KHÔNG THIỀN VIỆN
眞空禪院
Thiền viện nằm trên sườn ngọn núi Lớn (Tương Kỳ Sơn), thuộc phường Thắng Nhì, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Việt Nam.
Muốn lên thiền viện du khách từ đường Lê Lợi rẽ lên đường Viba độ 500m có đường rẽ bên phải đi thêm 700m đến nơi. Thiền viện mang tên một Thiền sư Việt Nam sống vào đời Lý (thế kỷ XI) và do Hòa thượng Thích Thanh Từ tạo lập vào tháng giêng năm 1970, là cái nôi của Thiền tông Việt Nam vào cuối thế kỷ XX. Tiền thân của nó là Pháp Lạc Thất, được xây cất vào tháng 4 năm 1966, toàn bằng cây lá. Hòa thượng Thanh Từ đã ẩn tu tại đây cho đến ngày mùng 8 tháng chạp năm 1969 thì Ngài ra thất và thành lập thiền viện Chân Không để tiếp độ Tăng Ni… Toàn thể khuôn viên nằm trên diện tích khoảng 2 mẫu, hướng đông giáp miếu bà Sùng Chính nhìn xuống mặt đường Lê Lợi, hướng tây giáp rừng đến đỉnh núi tức sau lưng chùa là vách núi, hướng nam giáp rừng hoang, đối mặt chênh chếch hướng Nam là ngọn núi Nhỏ, hướng bắc giáp vườn cây và đường lên thiền viện. Từ cổng tam quan bước vào, du khách sẽ gặp ngay thiền viện ni, men theo vách phía đông, bước lên tam cấp quý vị sẽ đến Nhà khách. Từ Nhà khách theo đường Tiêu Dao để đến đồi Tự Tại, đứng trên đồi có thể nhìn thấy bao quát thành phố Vũng Tàu. Xoay ngược tầm mắt vào núi, du khách sẽ thấy ngôi chính điện sừng sững uy nghiêm giữa rừng tràm xanh mát. Qua một khoảng sân hoa kiểng là đến một tòa nhà hai tầng: Bên dưới là Tổ đường và Trai đường, bên trên là Tăng đường. Sau Trai đường là nhà bếp. Từ đây có đường Đại Mai dẫn lên khu thiền thất. Khu vực này được khởi công xây dựng vào năm 1973, đầu tiên là thất Hòa thượng Viện chủ (cũ) rồi đến thất của Hòa thượng Bửu Huệ và 5 ngôi thiền thất của chư tăng khóa I & II. Năm 2010 xây dựng thêm thất Hòa thượng nằm sát thiền viện Ni và mở rộng khu vực hướng Nam (thiền viện Bát Nhã cũ) cho các vị tăng lớn tuổi ở.
CHƠN NGUYÊN THIỀN VIỆN
眞源禪院
Phía trước chánh điện có hai cột đá lớn, sừng sững được tạc thành hình hai cy đèn dầu vô cùng độc đáo, tượng trưng cho ánh sáng soi đường chỉ lối cho nhân gian. Thiền viện mang đậm kiến trúc Phật giáo Việt Nam với các dy hnh lang v cc cửa sổ xung quanh chnh điện được thiết kế rất rộng lớn vừa tạo một không gian bao la lại vừa có thể đón những luồng ánh sáng, giúp lưu thông không khí. Sau lưng chánh điện có rất nhiều những tảng đá hình th th vị. Những tảng ð ny ðýợc khắc chữ nhý những bức tranh thủy mặc khổng lồ thời xýa mang ðậm sắc thi Phật gio. Buổi chiều, nh mặt trời tỏa xuống bức týợng Phật tạo cảm gic nhý Ðức Phật ðang tỏa ra những nh ho quang xuống nhn gian ðể ph hộ ðộ trì cho chng sanh. Nhưng điều đặc biệt nhất của Thiền viện Trc Lm Chn Nguyn và cũng là điều được các du khách yêu thích nhất chính là tiếng chuông gió du dương, dịu nhẹ hịa trong mi hương trầm khiến cho không gian thêm phần trang nghiêm, tĩnh lặng.
Thiền viện Chn Nguyn trước kia chỉ là một am nhỏ do bà Tư trông coi cho đến năm 1987, Đại đức Thích Thông Luận về và cho sửa chữa ngôi chùa đồng thời lưu lại nơi đây tu hành. Sau này, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam đặt lại tên cho ngôi chùa này là Thiền viện Trúc Lâm Chân Nguyên và cái tên cịn lưu giữ đến bây giờ. Lầu bên phải của Thiền viện, đường lên núi Kỳ Vân có nhiều tảng đá với những hình th lạ mắt, cĩ tảng hình đầu rắn, lại có tảng hình c heo, chim phượng… khiến cho vẻ đẹp Thiền viện Trúc Lâm Chân Nguyên thm phần kì bí. Ngay dọc đường đi ở lưng chừng núi, chùa có xây dựng một số chịi nhỏ để du khách có thể dừng chân nghỉ ngơi khi leo núi. Từ cc chịi nhỏ xinh xắn ny, bạn dễ dng bao qut tầm nhìn, ơm trọn biển cả mnh mơng vo trong tầm mắt v hít thở bầu khơng khí cực kì trong lnh nơi đây. Khuất sau những hàng cây là nơi tu thiền của các sư thầy. Nơi này tuyệt đối không cho phép các du khách vào tham quan để tránh làm ảnh hưởng đến sự thanh tịnh nơi này. Không gian thanh tịnh của Thiền viện hịa hợp cng với thin nhin khiến cho du khch đến tham quan Thiền viện Trc Lm Chn Nguyn cảm thấy thật sự thanh thản trong tâm hồn và quên đi những bon chen trong cuộc sống.
CHƠN PHÁP THIỀN VIỆN
眞法禪院
Thiền viện Trc Lm Chn Php tọa lạc tại x Ph Vinh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, do hai phật tử: Tuệ Luận và Chơn Thọ trong đạo tràng Trúc Lâm Tỉnh Giác đ về Thiền viện Trc Lm Đà Lạt dâng cúng đất cho Hịa thượng tôn sư Thích Thanh Từ với nguyện vọng có một ngôi thiền viện trên mảnh đất này để Phật tử có nơi chốn tu học, chuyển hóa nội tâm, bỏ dữ làm lành, gìn giữ nếp sống đạo đức, góp phần làm đẹp cho x hội nhn văn. Thuận theo tấm lịng thiết tha mộ đạo của 2 vị, Hịa thượng tôn sư đ giao cho chư ni của thiền phái Trúc Lâm tiếp nhận.
Đầu năm 2010, mọi thủ tục hành chánh hoàn tất và thiền viện chính thức đặt đá khởi công xây dựng vào ngày 23/05/2010. Từ một khu đất với diện tích hơn 2 hec ta, lởm chởm những đá, quí sư ni đ dựng ln một căn nhà nhỏ để che mưa nắng. Phật tử địa phương thấy vậy đ cng nhau trợ duyn bĩ rau, buồng chuối, tri bưởi. Qua đó, quý sư ni nhắc nhở họ đạo lý tu hnh. Thế rồi ngy rằm, mồng một, cc khĩa tu bt quan trai ngày một đông Phật tử.
Nhờ hồng ân tam bảo và phúc đức trí tuệ của Hịa thượng ân sư, tuy việc xây dựng gặp khá nhiều khó khăn nhưng cũng vượt qua. Đến nay đ hồn thnh cc cơng trình: chnh điện, nhà tổ, cổng tam quan, lầu chuông, gác trống, nhà khách, ni đường, thư viện, giảng đường, trai đường, nhà bếp, nhà mát, phương trượng Hịa thượng, các tịnh thất chư ni, khu vệ sinh...
Thiền viện Trúc Lâm Chân Pháp ra đời trong một nhân duyên Phật pháp, thiền pháp được lưu bố rộng ri, giới cư sĩ học Phật hướng về thiền phi Trc Lm, về Hịa thượng ân sư học hỏi và tu tập ngày càng đông. Dưới sự hướng dẫn của Ngài cùng chư tôn đức tăng, ni, phật tử hành thiền đạt được nhiều kết quả thiết thực. Nhận thấy tầm quan trọng và lợi ích lớn lao của việc tu học, một số phật tử nơi đây phát tâm hỷ cúng cho Hịa thượng Trưởng thiền phái Trúc Lâm khu đất trong địa bàn tỉnh Đồng Nai, huyện Định Quán này, với tâm nguyện xây dựng một thiền viện, để phật tử địa phương thiếu phương tiện có nơi tu tập thuận tiện.
Hai chữ Chn Php đ nĩi ln niềm tin v mong mỏi của Hịa thượng ân sư đối với chư ni cũng như quý phật tử nơi đây. Lấy tâm chân thật làm nền tảng thắp lên ánh sáng tuệ giác, lấy chánh pháp làm con đường tiến đạo nghiêm thân để đi đến giác ngộ giải thoát, trưởng dưỡng hạnh nguyện dấn thân vào đời, làm lợi ích cho tất cả chúng sanh như chư Phật chỉ dạy. Hịa thượng mong mọi người hy đến Đạo Phật bằng trí tuệ để nhận ra sự thật, và tin rằng chư ni và phật tử nơi đây vâng theo di huấn của Đức Phật và cảm trọng ân đức Hịa thượng ân sư mà sống đúng tinh thần hịa kính, sinh hoạt đúng giáo luật.
CHU CẬP (1320-1390)
周及
Thiền sư Nhật Bản, gọi đủ là Ngu Trung Chu Cập.
Vào niên hiệu Chí Chính thứ 1 (1341) sư sang nhà Nguyên (Trung Quốc). Sư nối pháp Thiền sư Nguyệt Giang Chính Ấn, đời thứ 24 hệ Nam Nhạc, đời thứ 7 tông Lâm Tế Nhật Bản. Sư trụ trì chùa Phật Thông.
CHU DỊCH THIỀN GIẢI
周易禪解
Sách, 3 quyển, do Trí Húc soạn vào đời Minh, có bản in vào năm 1915 của Kim Lăng khắc kinh xứ.
Ngài Trí Húc cho rằng “Dịch” là chí lý của trời đất, là nguồn gốc của vạn vật, rộng lớn tinh vi, không chỗ nào không đầy đủ. Nếu như dùng tư tưởng của cá nhân ngài để xem xét thì nó là “Dịch” của Nho gia; lấy thuật số mà luận thì nó là “Dịch” của Phệ gia; lấy nhân duyên để giải thích thì nó là “Dịch” của Thích gia. Trong sách này, Trí Húc trưng dẫn thuyết của Nho gia rồi quy về tông thú của Phật giáo Thiền tông, nêu lên chỗ chưa kịp phát huy về chí lý của hai nhà Trình và Chu, và xiển dương toàn thể đại dụng của thái cực.
CHU LƯƠNG (1480-1564)
周良
Thiền sư Nhật Bản, gọi đủ là Sách Ngạn Chu Lương, sư hai lần sang nhà Minh (Trung Quốc), là đệ tử của Liễu Am Quế Ngô, đời thứ 31 hệ Nam Nhạc, đời thứ 14 tông Lâm Tế Nhật Bản. Trụ trì chùa Thiên Long.
Tác phẩm: Nhập Đường (Minh) Ký Sơ Độ tập, Tái Độ tập, tổng cộng 5 quyển.
CHU LÝ (1591-1647)
周理
Thiền sư sống vào cuối đời Minh đầu đời Thanh, họ Đỗ tự Triệt Dung, Nhất Triệt, người xứ Tường Vân (nay thuộc tỉnh Vân Nam) Trung Quốc, nối pháp Thiền sư Lãng Mục Bản Trí, tông Lâm Tế.
Tác phẩm: Cốc Hưởng tập, 1 quyển, Vân Sơn Mộng Ngữ Trích Yếu, 1 quyển.
CHU TƯỜNG QUANG (1919-1963)
周祥光
Học giả Phật giáo hiện đại, người Hoàng Nhan, Chiết Giang, Trung Quốc.
Ông từng theo Cung Vân Bạch học Phật. Về sau đến học tại Đại học Calcutta và Delhi (Ấn Độ) đỗ bằng Tiến sĩ, lần lượt nhận chức giáo sư Đại học Quốc Tế Ấn Độ, Đại học Allahabad. Ông rất sùng tín Phật giáo, chuyên nghiên cứu Triết học Ấn Độ, ông rất am hiểu về Phật học.
Tác phẩm: Trung Quốc Thiền Tông Phát Triển Sử, Trung Quốc Phật Giáo Sử, Ấn Độ Triết Học Sử, Chân Lý Chi Quang.
Năm 1963, ông bệnh rồi mất tại Ấn Độ.
CHỦ BÍNH TẠI THỦ
主柄在手
Bính: Cái cán, cái chuôi nắm của đồ vật; Chủ bính tại thủ: Cầm cán trong tay, ngụ ý nắm chắc chủ quyền trong tay.
Thiền tông mượn cụm từ Chủ Bính Tại Thủ làm thuật ngữ chỉ cho việc nắm được trọng tâm của sự việc và tùy ý tự tại.
CHỦ KHÁN CHỦ
主看主
Là một trong Tứ tân chủ của Thiền sư Lâm Tế Nghĩa Huyền, chỉ cho cơ phong khế hợp giữa người học đã lãnh ngộ thiền pháp với Thiền sư đắc đạo.
LTNL ghi:
或有學人。應一箇清淨境出善知識前。善知識辨得是境。把得抛向坑裏。學人言。大好善知識。即云。拙哉不識好惡。學人便禮拜。此喚作主看主。
Như có người học đưa ra một cảnh thanh tịnh trước mắt thiện tri thức, thiện tri thức biết là cảnh liền ném vào hầm sâu, người học nói: Rất tốt! Thiện tri thức liền nói: Ngốc thay! Chẳng biết tốt xấu! Người học liền lễ bái. Đây gọi là chủ khán chủ.
CHỦ KHÁN KHÁCH
主看客
Là một trong Tứ tân chủ của Thiền sư Lâm Tế Nghĩa Huyền, chỉ cho thiền sư đắc đạo gặp phải kẻ học đạo si mê bất ngộ.
LTNL ghi:
或是善知識不拈出物。隨學人問處即奪。學人被奪抵死不放。此是主看客。
Như thiện tri thức không đưa ra vật gì, tùy chỗ hỏi của người học liền đoạt, người học bị đoạt thà chết không chịu buông. Đây là chủ khán khách.
CHỦ NHÂN ÔNG
主人翁
Nghĩa đen là ông chủ.
Thiền tông mượn từ này dùng để chỉ cho Phật tính mà mọi người vốn có.
Tắc 20, VMQ ghi:
瑞巖彥和尚每日自喚主人翁、後自應諾。
Hòa thượng Thụy Nham Ngạn hằng ngày tự gọi: Ông chủ. Rồi tự trả lời.
CHỦ PHÁP
主法
Trụ trì.
Theo TLBH ghi:
近代主法者無如眞如哲、善負弼叢林莫若楊岐。
Đời gần đây, người Chủ pháp thì không ai được như Chân Như Triết, kẻ giúp đỡ tùng lâm, chẳng ai bằng Dương Kỳ.
CHỦ SƠN KỴ ÁN SƠN, CHỦ SƠN CAO ÁN SƠN ĐÊ
主山騎案山、主山高案山低
Núi chúa cưỡi núi mâm, núi chúa cao, núi mâm thấp.
Thuật ngữ này biểu thị cho thế giới sai biệt giữa chủ và khách, bao hàm lý chân như bất biến.
Theo: PQĐTĐ nhóm Từ Di.
CHỦ SỰ
主事
Còn gọi: Tri sự.
Tên một chức sự trong Thiền viện.
Theo Thiền Uyển Thanh Quy, ban đầu lấy 4 chức: Giám tự, Duy-na, Điển tọa, Trực tuế làm Chủ sự. Về sau thêm 2 chức Đô tự và Phó tự cộng chung là Lục chủ sự. Như ngài Phật Giám làm Chủ sự dưới hội của Thiền sư Pháp Diễn ở chùa Ngũ Tổ.
Ngộ Bản ngữ lục ghi:
鹽官會下有主事僧、忽見鬼使來追、僧告云:某甲身爲主事、未暇修行、乞容七日得否?
Dưới hội Diêm Quan có một vị tăng chủ sự, chợt thấy quỷ sứ đến tìm bắt mình. Vị tăng bảo rằng: Thân tôi bận làm Chủ sự, chưa rảnh để tu hành, xin gia hạn cho tôi bảy ngày được chăng?
CHỦ TÂN
主賓
Chủ khách.
Tông Lâm Tế thị cơ ứng cơ, tiếp dẫn người học, chú ý biện minh chủ với khách. Đại để chủ chỉ cho thiền sư đắc đạo, khách chỉ cho kẻ hậu học tham thiền hoặc người chưa sáng tỏ thiền lý.
NTNL q. hạ ghi:
喝一喝、有主有賓、有照有用、還知得落處麼?
Hét một tiếng có chủ có khách, có chiếu có dụng, có biết ý nghĩa chăng?
X. Tứ tân chủ.
CHỦ TRUNG CHỦ
主中主
Chủ trong chủ.
Tân: Chỉ cho người học, đồ đệ. Chủ: Chỉ cho bậc thầy. Khi tiếp hóa người học, vị thầy đứng ở vị trí của mình triển khai độc lập, hoạt bát (không câu nệ theo các phương pháp thông thường) giúp họ trở về tự kỷ bản phận, đây gọi là Chủ trung chủ và được Thiền tông khen là vị thầy có lỗ mũi. Trái lại, nếu vị thầy không khéo phá trừ chỗ chấp trước của người học thì gọi là Chủ trung tân, trong trường hợp này bị Thiền tông gọi là vị thầy không có lỗ mũi.
Theo: PQĐTĐ nhóm Từ Di.
CHUẨN ĐỀ THIỀN LÂM
準提禪林
Chùa nằm phía Đông trong chùa Khai Nguyên, thành phố Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc.
Phỏng theo hình dáng và cấu tạo quần thể kiến trúc theo tuyến trục giữa nhưng quy mô nhỏ hơn, tục gọi là “Tiểu Khai Nguyên Tự”. Được xây cất vào niên hiệu Khang Hy thứ 1 (1662) đời Thanh. Hiện còn Đại điện, Giới đàn là những kiến trúc đời Thanh.
CHÚC
囑
Việc truyền trao đạo pháp trong nhà thiền.
Tào Khê Đại Sư Biệt truyện ghi:
忍(指五祖弘忍)大師告能(指六祖慧能)曰:吾今欲逝、法囑與汝。汝可守護、無令斷絕。…
Nhẫn (chỉ Ngũ tổ Hoằng Nhẫn) Đại sư gọi Năng (chỉ Lục tổ Huệ Năng) bảo rằng: … Nay ta muốn thị tịch nên truyền trao đạo pháp lại cho ngươi. Ngươi cần phải giữ gìn, chớ để dứt mất!
CHÚC PHẠN CHỦ NHÂN
粥飯主人
Ông chủ lo việc cơm cháo.
Chỉ Hòa thượng Trụ trì tự viện.
Tiết Bảo Ninh Nhân Dũng Thiền sư trong NĐHN q. 19 ghi:
幸自可憐生、忽然被業風吹到江寧府、無端被人上當、推向十字路頭、住箇破院、作粥飯主人。接待南北。事不獲已、隨分有鹽有醋、粥足飯足、且恁過時。若是佛法、不曾夢見。
Nghĩ cũng đáng tội, tôi bị gió nghiệp thổi đến phủ Giang Ninh, vô cớ bị người đưa lên làm Chúc phạn chủ nhân. Trụ cái viện đổ nát ở ngã tư đường, để tiếp đãi người Nam kẻ Bắc, thật là việc bất đắc dĩ. Tùy phận có muối có dấm, đủ cơm đủ cháo, tạm sống qua ngày. Nếu là Phật pháp, chưa từng mộng thấy.
CHÚC PHÓ
囑付
Việc truyền trao đạo pháp trong nhà thiền.
Tào Khê Đại Sư Biệt truyện ghi:
如來以心傳心、囑付迦葉。迦葉展轉相傳、至於達磨。
Như Lai lấy tâm truyền tâm, chúc phó cho Ca-diếp. Từ ngài Ca-diếp lần lượt truyền trao cho đến Tổ Đạt-ma.
CHÚC THÁNH TỰ
祝聖寺
1. Chùa nằm ở phố Đông thị trấn Nam Nhạc, huyện Hoành Sơn, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc.
Hòa thượng Thừa Viễn đời Đường thiết lập Bát Chu đạo tràng nơi đây siêng tu niệm Phật. Niên hiệu Trinh Nguyên (785-804) vua ban tên “Di Đà Tự”. Sau đổi tên là “Thắng Nghiệp Tự”. Niên hiệu Khang Hy thứ 53 (1714) đời Thanh lại đổi tên là “Chúc Thánh Tự”. Những bậc cao tăng Thiền tông như Nam Nhạc Hoài Nhượng, Huyễn Hữu Chính Truyền, Mật Vân Viên Ngộ từng cư ngụ nơi này, vào đời Đường thời kỳ hưng thịnh nhất có khoảng ngàn tăng nhân ở đây. Hiện còn kiến trúc chủ yếu như Sơn môn, Thiên vương điện, Đại hùng bảo điện, Dược Sư điện, Thuyết pháp đường, La hán đường, Phương trượng đường, Quán ngạn thất. Trong La hán đường có 500 tượng La hán do vị tăng trong chùa tên Tâm Nguyệt khắc nạm hai bên vách chùa, có giá trị nghệ thuật nhất định.
2. Chùa nằm dưới núi Kê Túc, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Đại sư Hư Vân dùng ngân lượng tích chứa trong thời gian quyên góp ba năm để khởi công xây cất trên nền cũ của Bát Vu Am trong thời gian mười năm. Kiến trúc hùng vĩ, tượng đắp đoan trang.
CHUNG ĐẦU
鐘頭
Chức vụ của vị tăng coi việc đánh chuông ở Thiền viện.
Bách Trượng Thanh Quy Chứng Nghĩa Ký q. 8 ghi:
知客令鐘頭鳴鐘三下、知客焚香一把在手。
Tri khách ra lệnh cho Chung đầu đánh 3 tiếng chuông để Tri khách thắp nhang.
CHUNG HẠ
終夏
Qua hết thời kỳ an cư, ở trọn hạ.
MANL ghi:
傑上座今夏、蔣山結夏、褒禪破夏、華藏終夏。
Mùa hạ năm nay, Thượng tọa Hàm Kiệt đến Tưởng Sơn kiết hạ, ngài Bao Thiền phá hạ, còn Ngài Hoa Tạng ở trọn hạ.
CHUNG NAM SƠN
終南山
Còn gọi: Trung Nam Sơn, Thái Ất Sơn, Địa Phế Sơn.
Gọi tắt: Nam Sơn.
Núi ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, cách huyện Trường An độ 29km về phía Tây.
Trải dài hơn 40 dặm, phía Đông, bắt đầu từ huyện Lam Điền đến phía Tây huyện Mi, là một phần của dãy núi Thái Lãnh. Khoảng giữa thế kỷ V và VI, có các vị cao tăng đến ở núi này rất đông. Như vào năm 574, vua Vũ Đế đàn áp Phật giáo, hơn 30 vị cao tăng ở kinh đô và các nơi khác vào trong núi này để tỵ nạn. Người đời thường lấy tên núi để gọi các đại sư như:
- Chung Nam Pháp Thuận (Tổ thứ 1 tông Hoa Nghiêm)
- Chung Nam Đại sư (Tổ Thiện Đạo).
- Nam Sơn Luật sư (ngài Đạo Tuyên). Chùa tháp nổi tiếng ở núi Chung Nam gồm có mộ tháp của ngài Huyền Trang ở chùa Hưng Giáo, tháp Từ Ân và tháp Viên Trắc ở chùa Tây Minh, hai tháp gạch lớn nhỏ ở chùa Hưng Tích, các tháp ở chùa Bách Tháp. Ngoài ra trên núi này còn có rất nhiều bi minh (bài văn khắc trên bia đá).
CHUNG SƠN
鐘山
Núi Chung nằm ngoài cửa Trung Sơn, thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc.
Núi nằm theo hướng Đông tây dài khoảng 7km, ngang hướng Nam bắc rộng chừng 3km, chu vi 30km. Chỉnh thể có hình vòng cung hướng về phía Nam. Xa trông giống như con rồng uốn lượn quanh co cho nên Gia Cát Lượng có thuyết “Chung Sơn long bàn” (rồng cuộn Chung Sơn). Tôn Quyền thời Tam Quốc vì tránh tên húy tổ phụ Tôn Chung, mượn cớ Mạt Lăng Úy Tưởng Tử Văn tử nạn nơi đây mà đổi tên là “Tưởng Sơn”. Núi này cao hơn những ngọn núi khác ở Nam Kinh. Có ba ngọn bày ra như giá bút. Ngọn thứ nhất là Bắc Cao Phong cách mặt biển 448m, ngọn thứ hai là Tiểu Mao Sơn, cách mặt biển 350m, phía tây là ngọn thứ ba Thiên Bảo Sơn, cách mặt biển 250m. Vào thời Lục Triều, Chung Sơn là thánh địa Phật giáo, phân bố xung quanh có hơn 70 ngôi chùa am lớn nhỏ, có thể gọi là chùa chiền thành rừng, Thích tử thành hàng, âm thanh chuông khánh như tơ không đứt. Đời Tống, Thiền sư nổi tiếng Mật Am Hàm Kiệt từng trụ trì Thái Bình Hưng Quốc Thiền Tự ở Tưởng Sơn, pháp ngữ dạy chúng của ngài được ghi trong Mật Am Hòa Thượng ngữ lục. Tháng 9 niên hiệu Hồng Vũ thứ 1 (1368) đời Minh, vua bảo mười vị cao tăng mở Đại pháp hội tại Tưởng Sơn Thiền Tự để siêu độ thần dân tướng sĩ đã tử vong trong chiến tranh. Thiền sư nổi tiếng Sở Thạch Phạm Kỳ thăng đường thuyết pháp nơi pháp hội, quan trong triều tâu bày pháp ngữ này lên vua, Thái Tổ rất vui. Về sau vì xây lăng Minh Hiếu cho nên tất cả tự miếu đều di dời sang sườn núi Đông nam, hợp làm một chùa, đổi tên là “Linh Nham Tự”. Sau khi Tôn Trung Sơn đem về an táng nơi đây, Chung Sơn bèn trở thành khu nghĩa trang để cho người chiêm ngưỡng và du lãm.
CHÚNG LIÊU
衆寮
Tức là phòng xá của chúng tăng nghỉ ngơi ở Tăng đường trong Thiền viện.
Trong phòng liêu có các chức vụ: Liêu nguyên, Liêu chủ, Phó liêu, Vọng liêu và Chúng liêu hành giả.
CHÚNG TỪ
衆慈
Xưng hô đối với tăng chúng.
MGNL q. 1 ghi:
且如玆院僻處一隅。若非念報佛恩。無以四來居此。恐山僧進發之後。法席空虛。今命素公開士接續住持。幸冀眾慈同心勸請。
Chẳng hạn như viện này ở một góc vắng vẻ, nếu không nghĩ đến việc báo ân Phật thì không để tứ chúng đến ở nơi này. Sợ sơn tăng sau khi xuất phát, pháp tịch trống trơn, cho nên hôm nay sai khai sĩ Tố Công tiếp tục trụ trì, hy vọng mọi người đồng lòng mời thỉnh.