C3

Posted by tranminhhuydn on Mon, 03/04/2017 42:06

CẬT LUẬN

詰論

Bàn cãi, luận bàn.

Lục Tổ Đại Sư Pháp Bảo Đàn Kinh Lược Tự ghi:

正月八日、會印宗法師、詰論玄奧、印宗悟契(指慧能)旨。

Mùng 8 tháng giêng, Sư gặp Pháp sư Ấn Tông, luận bàn lẽ huyền áo, Ấn Tông khế ngộ được ý chỉ của Sư (Huệ Năng).


CÂU ĐƯƠNG

勾當

Giải quyết.

TĐT q. 6 ghi:

洞山和尚:「師到百顏、顏問:近離什麼處?師曰:近離湖南。顏云:官察使姓什麼?師曰:不得他姓顏曰:合勾當事不?師曰:自有郎幕在。」

Hòa thượng Động Sơn nói: Sư đến Bách Nhan, Nhan hỏi: Vừa rời chỗ nào? Sư đáp: Vừa rời Hồ Nam. Nhan hỏi: Quan sát sư họ gì? Sư đáp: Không biết họ ông ta!… Nhan hỏi: Cùng giải quyết công việc chăng? Sư đáp: Tự có phó quan rồi!

CẤU

,

Thấu suốt, lãnh ngộ.

Tiết Huyền Sa Sư Bị trong NĐHN q. 7 ghi:

我如今恁麼方便助汝、猶尚不能搆得。可中純擧宗乘、是汝向甚麼處安措?還會麼?

Hôm nay tôi phương tiện giúp đỡ ông như thế mà ông còn chưa lãnh ngộ được. Nếu như tôi thuần cử dương Thiền tông thì ông định đặt để vào đâu? Có hội chăng?

CẨU TỬ PHẬT TÍNH

狗子佛性

Con chó có Phật tính.

Công án nổi tiếng. Vào đời Đường, có vị tăng hỏi thiền sư Triệu Châu Tùng Thẩm: Con chó có Phật tính hay không? Triệu Châu đáp: Không.

X. Triệu Châu cẩu tử.

CHÁNH PHÁP THIỀN VIỆN

法禪院

D:\TỪ ĐIỂN THIỀN TÔNG mới\images CAC TV\tvchanhphap.jpg

Do lòng mong cầu học Phật Pháp và tu tập theo đường lối tu thiền của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử Việt Nam, một nhóm Phật tử ở Oklahoma đã gởi thỉnh nguyện thư về Hòa thượng Thích Thanh Từ, Viện trưởng Thiền viện Trúc Lâm ở Đà Lạt Việt Nam vào ngày 22 tháng 6 năm 2003 để xin thành lập một Đạo tràng mới ở tiểu bang Oklahoma. Đồng thời xin một số chư tăng để hướng dẫn và điều hành công việc Phật sự. Đáp lại lời thỉnh cầu nói trên, vào ngày 7 tháng 7 năm 2003, thầy Thư ký của Thiền viện Trúc Lâm báo tin Hòa thượng đã hoan hỷ cho phép thành lập Đạo tràng mới đặt tên là Chánh Pháp, đồng thời Hòa thượng tái bổ nhiệm thầy Thích Thông Triết sang hướng dẫn cho Phật tử tại tiểu bang. Tháng 4/2004 Hòa thượng Viện trưởng Thiền viện Trúc Lâm, đã cho phép thầy Thích Trúc Thái Bảo về Đạo tràng Chánh Pháp, Oklahoma City, để phụ giúp thầy Trụ trì trong công việc hoằng pháp ở Mỹ. Do nhu cầu sinh hoạt của Phật tử càng đông, chỗ sinh hoạt hiện tại không đủ điều kiện, Thầy Thông Triết cùng các Phật tử đã đi tìm đất để có nơi rộng rãi cho Phật tử sinh hoạt. Phật tử trong và ngoài tiểu bang, ngôi Thiền đường trang nghiêm và khung cảnh khang trang tĩnh mịch của Thiền viện Chánh Pháp ra đời. Và Thiền viện đã tổ chức lễ khánh thành vào ngày 5 tháng 11 năm 2005 dưới sự chứng minh của Chư Tôn Hòa thượng, chư Thượng tọa ở Tv Thường Chiếu, Tv Sơn Thắng, Tv Trúc Lâm (đã thay nhọc Hòa thượng Trúc Lâm sang chứng minh buổi lễ) và chư Tăng Ni Phật tử trong và ngoài tiểu bang cùng đến tham dự. Buổi lễ diễn ra được hoàn mãn tốt đẹp. Đó là nương nhờ ân đức của Hòa thượng Ân sư cùng chư Tôn đức, cũng như lòng nhiệt tâm tu tập và hộ trì Tam Bảo của Phật tử nên Thiền viện  ngày càng phát triển hơn. Với sự cho phép của Hòa thượng, từ đây Đạo Tràng Chánh Pháp đã có địa điểm mới ở địa chỉ 2021 NE 115th Street, OKC, OK 73131, và đổi tên là Thiền viện Chánh Pháp (Chanh Phap Buddhist Meditation Monastery, INC).  

CHÂM CHÙY

針錐

Gọi đủ: Đỉnh môn thượng nhất châm chùy.

Lấy cây kim, cây dùi nhọn đâm vào đầu vào trán.

Thuật ngữ thiền tông chỉ cho thủ thuật của thiền sư khám nghiệm học nhân hay đối phương xem họ có trình độ lãnh hội thiền chỉ đến đâu.

Tiết Hoàng Bá Hy Vận trong NĐHN q. 4 ghi:

老漢行腳時、或遇草根下有一箇漢、便從頂門上一錐。看他若知痛痒、可以布袋盛米供養他。

Thuở lão tăng này còn đi hành cước, thảng gặp một người tại chốn cỏ rậm, thì phải lấy dùi nhọn đâm vào trán hắn, nếu thấy hắn có cảm giác biết đau ngứa thì mới đội bao tải gạo đến cúng dường cho hắn.

CHÂM GIỚI TƯƠNG ĐẦU

針芥相投

Duyên kim cải, nghĩa là hột cải ném ra ghim trúng đầu mũi kim, là một chuyện khó xảy ra.

Thuật ngữ Thiền tông chỉ cho thầy trò nhân duyên khế hợp thật đặc biệt hiếm thấy.

Tiểu truyện Thiền Sư Tĩnh Lực trong TUTA ghi:

遊學時遇仙遊道惠針芥相投棲心佛地。

Khi đi tham học, sư được gặp thiền sư Đạo Huệ ở Tiên Du, thầy trò nhân duyên khế hợp thật đặc biệt hiếm thấy bèn dốc lòng nương nhờ đất Phật.

CHÂN

Chân dung.

TMVK ghi:

眞淨和尚。有時遽喚侍者。將老和尚來。侍者將南禪師眞展開。

Hòa thượng Chân Tịnh có khi vội vã gọi thị giả: Hãy đem Lão hòa thượng lại! Thị giả đem chân dung của Thiền sư Nam bày ra.

CHÂN BA TỴ

眞巴鼻

Người thật sự có đủ cái lỗ mũi.

Thuật ngữ Thiền tông chỉ cho bậc đại trượng phu thật sự đại triệt ngộ.

CHÂN DIỄN (1621-1677)

眞衍

Thiền sư đời Thanh, họ Hứa, tự Trúc Am, biệt hiệu Ngẫu Am, người xứ Trường Châu (nay là Tô Châu) Trung Quốc, nối pháp Mộc Trần Đạo Mân, tông Lâm Tế.

Tác phẩm: Ngữ lục 2 quyển.

CHÂN ĐẠO VÔ THỂ

眞道無體

Còn gọi: Chân Phật vô hình, chân pháp vô tướng.

Đạo chân thật, không có hình thể cố định.

Theo: PQĐTĐ nhóm Từ Di

CHÂN GIÁC THIỀN TỰ

眞覺禪寺

Thiền tự Chân Giác, nằm ở trung tâm thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, tục gọi là “Đại Bi Các” do Nhữ Nam Vương Trương Nhu đời Nguyên xây cất.

Niên hiệu Khang Hy (1662-1722) đời Thanh từng sửa chữa, niên hiệu Càn Long (1736-1795) sau khi bị hỏa thiêu xây cất lại, đổi tên là “Chân Giác Thiền Tự”. Sau khi cất lại nền đá cao thêm 20m, lại thêm lan can bằng đá cẩm thạch. Chùa quay lưng về hướng bắc nhìn về hướng nam, phía trước có môn điện ba gian, đông tây có lầu chuông trống và hành lang gấp khúc lượn vòng quanh đều ba gian. Gác cao 31m, ba mái, đỉnh lợp ngói. Trong gác có khung trang trí, xà nhà đều có đồ họa màu do Tô Thức vẽ. Văn nhân đời Nguyên là Lưu Nhân, văn nhân đời Thanh là Cao Quế, Trần Chính đều có đề vịnh.

CHÂN HÀNH

眞行

Còn gọi: Thị chân hành giả.

Chức vụ dưới chức Thị chân, là vị cư sĩ phục vụ các việc lặt vặt nơi Chân ảnh đường. Chân: chân ảnh của Tổ sư. Thị chân: thị giả phục dịch ở Chân ảnh đường.

CHÂN HIẾT THANH LIỄU THIỀN SƯ NGỮ LỤC

眞歇清了禪師語錄

Còn gọi: Ngộ Không Thiền sư ngữ lục.

Ngữ lục, 2 quyển, do Thanh Liễu soạn vào đời Tống, thị giả Đức Sơ và Nghĩa Sơ cùng biên tập, được xếp vào Tục Tạng kinh tập 124, trang 619.

Quyển thượng vốn có nhan đề “Kiếp Ngoại lục”, gọi đủ là “Chân Châu Trường Lô Liễu Hòa thượng Kiếp Ngoại lục”. Nội dung gồm có: Các lời thượng đường, pháp yếu thị chúng, cơ duyên, kệ tụng, “Sùng Tiên Chân Hiết Liễu Thiền sư tháp minh” do Hoằng Trí Chính Giác soạn, Hoa Tạng Vô Tận Đăng ký, Tịnh Độ tông yếu, Truyện kể giữa Thuyền Tử và Giáp Sơn. Quyển hạ vốn có nhan đề “Chân Hiết Hòa thượng Niêm Cổ”, là loại chú thích sớm nhất trong các sách chú sớ về Tín Tâm Minh. Cùng thời đại với Thanh Liễu có ngài Đại Huệ Tông Cảo cực lực đề xướng Khán thoại thiền, chê trách hai ngài Thanh Liễu và Hoằng Trí chủ trương Mặc chiếu thiền. Thế nên, Thanh Liễu làm Tín Tâm Minh Niêm Cổ nhằm phát huy huyền chỉ, chống lại sự chê bai của ngài Tông Cảo, cùng trình bày những sai lầm của người học đương thời và răn dạy những hành giả tham thiền mà không hiểu sự lý. Nội dung của ngữ lục này trình bày những cổ tắc của Thiền tông, không giải thích về ngôn từ.

CHÂN HÌNH

眞形

Hình thể chân thật, chỉ cho thân chân thật vô tướng của Phật.

LTNL dẫn bài tụng của Phó đại sĩ ghi:

有身非覺體。無相乃眞形。

Có thân chẳng phải là giác thể, vô tướng mới là Chân Hình.

CHÂN HUỆ (1522-1567)

眞慧

Thiền sư đời Minh, họ Phù, hiệu Ngu Xuyên, người xứ Trĩ Thành, Trung Quốc, nối pháp Thiền sư Ngọc Chi.

Tác phẩm: Ngu Xuyên Cảo.

CHÂN KHẢ (1543-1603)

眞可

Thiền sư đời Minh, họ Thẩm, tự Đạt Quan, hiệu Tử Bách Lão Nhân, Hám Hám Tử, Hám Hám Đà, người xứ Ngô Giang (nay thuộc Giang Tô) Trung Quốc.

Tác phẩm: Tử Bách Tôn Giả toàn tập 30 quyển, Biệt tập 4 quyển, Trường Tùng Nhự Thoái 2 quyển.

CHÂN KHẢI

眞啟

Thiền sư đời Minh, nối pháp Thiền sư Viên Ngộ, tông Lâm Tế.

Tác phẩm: Tịch Vọng Cứu Chính.

CHÂN KHÔNG (1045-1100)

眞空

Thiền sư đời Lý, thuộc thiền phái Tỳ-ni-đa-lưu-chi đời thứ 16. Sư họ Vương, tên Hải Thiềm, quê làng Phù Đổng huyện Tiên Du, miền Bắc Việt Nam. Sư từng trụ các nơi: Chùa Tĩnh Lự núi Đông Cứu, chùa Chúc Thánh núi Phổ Lại, chùa Bảo Cảm. Kệ thị tịch:

妙本虛無明自誇

和風吹起遍娑婆

人人盡識無爲樂

若得無爲始是家

Diệu tính rỗng rang rõ tự bày

Gió lành chan rải khắp Ta-bà

Mọi người đều biết vui siêu thoát

Nếu được vô vi mới phải nhà.

CHÂN KIM PHỐ

眞金鋪

Tiệm bán vàng ròng.

Thuật ngữ Thiền tông nhằm khen ngợi sự mở rộng Thiền phong.

Tiết Dược Sơn Duy Nghiễm trong TĐT ghi:

有一日造書、書上說:石頭是眞金鋪、江西是雜貨鋪。

Một hôm sư viết thư, trong thư nói: Thạch Đầu là tiệm bán vàng ròng, còn Giang Tây là tiệm bán tạp hóa.

CHÂN KIM THẤT SẮC

眞金失色

Vàng ròng mất màu.

Thuật ngữ Thiền tông chỉ cho người tu thiền ngộ đạo có huyền cơ diệu dụng linh hoạt, thậm chí có thể làm cho vàng ròng bị mất màu. Người đạt đạo có cơ dụng nhanh khéo, sống động, có thể quở Phật bác Tổ, hoặc nắm chặt một vật, hoặc buông đi tất cả, hóa thân vàng một trượng sáu thành một cọng cỏ.

Tắc 31, BNL ghi:

放行也、瓦礫生光。

把定也、眞金失色。

Lúc buông thả thì gạch ngói sáng ngời,

Khi nắm chặt thì vàng ròng mất màu.

CHÂN NGUYÊN (1647-1726)

眞源

Thiền sư đời Lê trung hưng, thuộc tông Lâm Tế đời thứ 36, nối pháp Thiền sư Minh Lương. Sư họ Nguyễn tên Nghiêm, tên chữ là Đình Lân, hiệu Tuệ Đăng, quê ở làng Tiền Liệt, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, miền Bắc Việt Nam. Sư trụ trì chùa Long Động và chùa Quỳnh Lâm, là hai ngôi chùa lớn của phái Trúc Lâm. Sư là người khôi phục lại thiền phái Trúc Lâm. Kệ thị tịch:

顯赫分明十二時

此之自性任施爲
六根運用眞常見

萬法縱橫正遍知

Bày hiện rõ ràng được suốt ngày

Đây là tự tính mặc phô bày

Chân thường ứng dụng sáu căn thấy

Muôn pháp dọc ngang giác ngộ ngay.

Tác phẩm (về Thiền) có: Thiền tông Bản Hạnh. Thiền Tịch Phú, Kiến Tánh Thành Phật.

CHÂN NHẠC

眞嶽

Thiền sư đời Minh, họ Khổng, tự Ngũ Phong, người xứ Sơn Đông, Trung Quốc.

CHÂN PHONG ĐỘ THƯỢC

眞風度籥

Ống thụt lửa của thợ rèn.

Thuật ngữ Thiền tông chỉ cho thủ thuật bậc thầy. Bậc sư gia sử dụng thủ thuật khốc liệt, hành vi tàn nhẫn để rèn luyện người học trở thành pháp khí, cũng như người thợ rèn dùng ống thụt lửa để rèn thanh sắt làm thành món đồ hữu dụng.

Bài tụng trong tắc 86, TDL ghi:

九包之鶵、千里之鴝

眞風度籥、靈機發樞。

Chim đủ lông cánh, ngựa hay ngàn dặm
Thủ thuật bậc thầy, khởi động máy linh

CHÂN QUÁ

眞過

Cảnh giới đại triệt đại ngộ.

Ai đạt đến cảnh giới này thì nhất định đã vượt qua cảnh giới của hàng Hữu học Vô học.

Tắc 44, BNL ghi:

和山垂語云:習學謂之聞、絕學謂之隣、過此二者、是爲眞過。

Hòa Sơn dạy rằng: Tập học gọi là Nghe, tuyệt học gọi là Gần, qua được hai thứ đó gọi là Chân quá.

CHÂN THANH (1537-1593)

眞清

Thiền sư đời Minh, họ La, tự Tượng Tiên, người xứ Tương Đàm (nay thuộc Hồ Nam) Trung Quốc, nối pháp Hòa thượng Bảo Châu.

CHÂN THẬT NHÂN THỂ

眞實人體

Còn gọi: Chân thật thế.

Bất cứ ở đâu, lúc nào cũng đều có thể sống hoàn toàn với bản lai diện mục của chính mình.

Thuật ngữ này còn biểu thị ý nghĩa Phật pháp hiển bày không giấu giếm.

Tiết An Quốc Huệ Cầu trong CĐTĐL ghi:

師問了院主:只如先師道、盡十方世界是眞實人體、爾還見僧堂麼?

Sư hỏi Viện chủ Liễu: Như Tiên sư nói: Khắp mười phương thế giới là chân thật nhân thể. Ông có thấy tăng đường chăng?

CHÂN THÂU BẤT BÁC KIM

眞鍮不愽金

Thau không đổi được vàng.

Chân thâu: Thau, là kim loại có lớp vỏ bên ngoài rất giống vàng nhưng giá trị của nó không bằng vàng nên không thay thế cho vàng được.

Thuật ngữ Thiền tông nhằm chỉ rõ trí và ngu, chính và tà có giá trị khác nhau và không thay thế cho nhau được.

CHÂN THIỀN (1916-)

眞禪

Tăng nhân hiện đại, họ Vương, tên Hạc Thọ, người huyện Đông Đài tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, đệ tử của pháp sư Ứng Từ.

Tác phẩm: Ngọc Phật Trượng Thất tập, Luận văn “Bồ-đề-đạt-ma đích sinh bình hòa Thiền pháp”.

CHÂN TỊCH (?-820)

眞寂

Thiền sư đời Đường, nối pháp Mã Tổ Đạo Nhất.

CHÂN TRUNG (?-1627)

眞中

Thiền sư đời Minh, họ Tôn, tự Quýnh Tuyền, người xứ Hải Ninh (nay thuộc Chiết Giang) Trung Quốc, nối pháp Thiền sư Thiên Tùng.

CHÂN TRUYỀN (1625-1678)

眞傳

Thiền sư đời Minh, họ Lý, hiệu Mật Ấn, người xứ Tự Châu (nay là huyện Nghi Tân, tỉnh Tứ Xuyên) Trung Quốc, nối pháp Thiền sư Linh Ẩn Ấn Văn, tông Lâm Tế.

Tác phẩm: Mật Ấn Thiền sư ngữ lục 12 quyển.

CHẤN LÃNG

振朗

Thiền sư đời Đường, nối pháp Thạch Đầu Hy Thiên, pháp hệ Thanh Nguyên. Người đời gọi sư là “Tiểu Lãng Thiền sư”.

CHẤN PHONG THÁP

振風塔

Tháp Chấn Phong, nằm trong Thiền Tự Nghinh Giang, thành phố An Khánh, tỉnh An Huy, Trung Quốc, xây dựng vào niên hiện Long Khánh thứ 4 (1570) đời Minh.

Tháp là kết cấu gạch đá bảy tầng theo kiểu lâu các, cao khoảng 70m, mỗi tầng đều có treo linh đồng, gió thổi linh kêu giòn giã vui tai. Trong tháp có khắc nổi 600 tượng Phật, bia khắc có 51 tấm. Trong tháp có bậc thềm đi vòng vèo lên đến đỉnh tháp. Cửa mỗi tầng biến hóa phức tạp, bên ngoài mỗi tầng đều có lan can bằng đá bao quanh. Mỗi tầng thân tháp có đặt đèn lồng, giống như một tháp đèn hiệu dẫn đường cho tàu thuyền. Cổ nhân có làm thơ vịnh tháp này như sau:

Tám mặt chọc trời tám mặt song,

Lan can bảy cấp xóa tà dương.

Thắp trăm linh tám ngọn đèn tháp,

Dẫn dắt thuyền bè vượt qua đêm.

CHẤN XÚC

振觸

Còn gọi: Trành xúc.

Đụng phải.

Tiết Dược Sơn Duy Nghiễm Thiền sư trong NĐHN q. 5 ghi:

祖師只教保護、若貪瞋癡起來、切須防禁、莫教振觸。

Tổ sư chỉ bảo giữ gìn, nếu tham sân si khởi lên thì cần phải đề phòng, chớ cho đụng phải.

CHẤP PHẤT BÍNH

執拂柄

Cầm phất tử.

Thuật ngữ Thiền tông nhằm biểu thị cho quyền uy của vị Trụ trì khi thuyết pháp trước đại chúng.

Bài Tự Tự của bộ NTNM ghi:

若其執拂柄据師位者、外是則無以辯驗邪正也。有識博聞者、必垂印可。

Nếu người ngồi ở địa vị làm Thầy cầm phất tử thì ngoài việc thuyết pháp ra không còn cách nào khác để biện nghiệm tà chánh, cho nên hễ có ai học rộng nghe nhiều thì liền ấn khả.

CHI CHUẨN

祗準

Còn gọi: Chi nghĩ, chi khiển.

Ứng phó, đối phó.

Tiết Diên Khánh Khả Phục Thiền sư trong NĐHN q. 16 ghi:

胡來胡現、漢來漢現。忽然胡漢俱來時、如何祗準?

Hồ đến hiện Hồ, Hán đến hiện Hán. Chợt khi Hồ Hán cùng đến thì làm sao đối phó?

CHI ĐỀ TỰ

支提寺

Còn gọi: Hoa Nghiêm Tự.

Chùa Chi Đề, nằm ở mặt Tây núi Chi Đề, huyện Ninh Đức, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc.

Niên hiệu Khai Bảo thứ 4 (971) đời Tống, Ngô Việt Vương Tiền Thúc sáng lập. Đời Tống gọi là “Ung Hy Tự”, Thiền sư Biện Long tông Pháp Nhãn trụ chùa này. Vào niên hiệu Thiệu Hưng thứ 28 (1158) khi Lục Du nhậm chức Chủ bạ ở Ninh Đức cũng đến dạo chơi chùa Chi Đề và có làm bài thơ “Ung Hy tự dữ tăng dạ thoại”

Cao danh thường quen Tập Tạc Xỉ

Cự nhãn vừa gặp Hữu Độn Lâm.

Cùng nói chẳng hay đuốc hồng ngắn

Đối giường nói rỗng chỗ vắng tanh.

Chuông trống trước mặt chưa hề ẩn

Hào quang khắp đất chẳng cần tìm.

Muốn biết thiên quan chân diện mục

Chim kêu vượn hú thảy tri âm.

Đầu nhà Nguyên chùa bị phá hủy bởi binh lửa, Nguyên Thế Tổ sai tăng trùng tu, trải qua 15 năm mới xong. Khoảng niên hiệu Vĩnh Lạc (1403-1424) đời Minh triều đình sai Thái giám Chí Sơn Gian xây cất đại điện, ban cho tấm biển “Hoa Tạng Tự”. Đời Minh chùa Chi Đề đứng dưới 30 tự viện, đây là thời kỳ hưng thịnh nhất. Niên hiệu Vạn Lịch thứ 25 (1597) vua ban tặng một tòa bệ ngàn Phật Tỳ lô đúc đồng pha vàng đặt giữa đại điện. Bệ Phật hình tròn hai tầng rỗng ruột, cao hơn 2m, nặng hơn 1000 cân. Tầng đáy xung quanh tòa có 20 vòng, mỗi vòng nở ra hoa sen 50 cánh, mỗi cánh khắc nổi một tượng Phật nhỏ cao 6 cm. Tầng trên đặt tượng Tỳ lô giá na Phật, đầu đội kim quan, tay cầm “Tỳ lô”, là tư thế tọa thiền nhập định, đến nay vẫn xanh vàng rực rỡ. Kiến trúc tự viện gồm có: Đại hùng bảo điện, Thiên vương điện, Tổ sư điện, Già lam từ, Tàng kinh các, Cổ lâu, Trai đường, Sơn môn. Đại hùng bảo điện do Hòa thượng Đại Thiên phụng chỉ xây dựng lại vào niên hiệu Vạn Lịch (1573-1620) đời Minh. Đại điện bố cục nghiêm chỉnh đoan trang, rường cột khắc họa tinh mỹ tuyệt luân. Trên sơn môn có treo tấm biển “Thiên Hạ Đệ Nhất Danh Sơn”, do vua nhà Minh ban tặng. Xung quanh chùa điểm xuyết điện các môn lâu, đình kiều cung quán, vàng xanh rực rỡ, rừng núi tôn vẻ đẹp cho nhau. Trong kinh Hoa Nghiêm có câu: “Chưa đến Chi Đề uổng làm tăng”, cho nên tăng lữ khắp mọi nơi đều lên núi chiêm bái, lúc thịnh nhất chư tăng ở đây hơn ngàn người.

CHI ĐƯƠNG

支當

Ứng phó, gánh vác.

Tiết Khai Thiện Đạo Khiêm Thiền sư trong NĐHN q. 20 ghi:

開善道謙禪師曰:途中可替底事、我盡替你。只有五件事替你不得、你須自家支當。

Thiền sư Khai Thiện Đạo Khiêm nói: Việc giữa đường có thể thay thế, ta sẽ hết lòng thay cho ông, nhưng có năm việc mà ta không thể thay cho ông được, ông phải tự mình gánh vác.

CHI HÀ

支荷

Còn gọi: Chi khiển.

Ứng phó, đối phó.

Tiết Huyền Sa Sư Bị Thiền sư trong NĐHN q. 7 ghi:

忽然無常殺鬼到來、眼目譸張、身見命見、恁麼時大難支荷、如生龜脫殼相似、大苦

Thiền sư Huyền Sa Sư Bị nói: Chợt quỷ vô thường giết người đến, tai mắt bị dối lừa, chấp lấy thân mạng là thật. Chính khi ấy đối phó với cái chết giống như con rùa còn sống bị lột mai, rất khổ!

CHI KHIỂN

支遣

Ứng phó, đối phó.

Tiết Đại Tùy Nguyên Tĩnh Thiền sư trong NĐHN q. 19 ghi:

忽遇殺佛殺祖底來、又作麼生支遣?

Chợt gặp kẻ giết Phật giết Tổ đến, phải làm sao đối phó?

CHI NGÔ

支吾

Gắng sức.

Tiết Long Môn Thanh Viễn Thiền sư trong NĐHN q. 19 ghi:

師嘗題語於龍門延壽壁間曰:其實使人了生死處也。多見少覺、微恙便入此堂、不強支吾、便有補益。

Sư từng đề lên vách Diên thọ đường của chùa Long Môn như sau… Kỳ thực là khiến cho người biết rõ chỗ sinh tử, mà kiến giải thì nhiều, giác ngộ lại ít. Người bệnh nhẹ vào nhà này, chẳng ép buộc phải gắng sức, liền có bổ ích.

CHÍ

Lời dự đoán.

Tiết Long Hưng Tông Tịnh Thiền sư trong NĐHN q. 7 ghi:

嘗於眾堂中袒一膊釘簾、峰(指雪峰和尚)睹而記曰:汝向後住持有千僧、其中無一人衲子也。師悔過回浙、住六通院、錢王命居龍興寺、有眾千餘、唯三學講誦之徒、果如雪峰所誌。

Sư từng ở nơi Pháp đường để lộ cánh tay cuồn cuộn bắp thịt, Tuyết Phong nhìn thấy nên thọ ký rằng: Ngươi về sau Trụ trì có ngàn tăng chúng nhưng không có một vị tăng hành cước. Sư hối lỗi trở về Chiết Giang, trụ viện Lục Thông, Tiền Vương ra lệnh bảo sư ở chùa Long Hưng, có hơn ngàn tăng chúng, nhưng chỉ có ba người đồ đệ học giảng tụng, quả đúng như lời dự đoán của Tuyết Phong.

CHÍ ÂN

志恩

Thiền sư đời Tống, nối pháp thiền sư Bạch Long Đạo Hy. Sư trụ chùa Linh Phong, Phúc Châu.

CHÍ CẦN

志勤

Thiền sư đời Ngũ Đại, họ Hứa, người xứ Trường Khê (nay là huyện Hà Phổ, tỉnh Phúc Kiến) Trung Quốc, nối pháp Trường Khánh Đại An. Sư trụ núi Linh Vân, Phúc Châu nên còn được gọi là Thiền sư Linh Vân.

CHÍ CHÂN THIỀN SƯ

至眞禪師

Thụy hiệu của Thiền sư Trí Thường, đời Đường.

X. Trí Thường.

CHÍ ĐẠO (668-740)

志道

Thiền sư đời Đường, họ Lương, người xứ Nam Hải (nay là Quảng Châu) Trung Quốc, nối pháp Lục tổ Huệ Năng. Sư trụ viện La-Hán ở Nam Hải.

CHÍ ĐOAN (892-969)

志端

Thiền sư đời Ngũ Đại, họ Du, người Phúc Châu, Trung Quốc, nối pháp thiền sư An Quốc Hoằng Đạo. Sư trụ viện Thụy Phong núi Lâm Dương.

CHÍ ĐỨC ĐẠI SƯ

至德大師

Hiệu của Thiền sư Quang Tự đời Ngũ Đại.

X. Quang Tự.

CHÍ HÃN

志罕

Thiền sư đời Ngũ Đại, nối pháp Thiền sư Chí Nguyên.

CHÍ MINH

至明

1. Thiền sư đời Nguyên, (1230-1315), họ Hoàng, tự Thiết Cảnh, người xứ Phúc Đường (nay là huyện Phúc Thanh, tỉnh Phúc Kiến), Trung Quốc, nối pháp Thiền sư Yển Khê Văn.

2. Thiền sư Trung Quốc, sống vào đời Kim, người An Châu (nay là huyện An Tân, tỉnh Hà Bắc) họ Hác, tự Bá Hôn, hiệu Thác Am, Lạc Chân Tử. Sư xuất gia thụ giới với ngài Hương Lâm Tịnh. Sau, sư tham yết ngài Thắng Tĩnh Phổ và được nối pháp. Sư trụ chùa Thiếu Lâm, núi Tung Sơn, được người đời gọi là Thác Am Chí Minh. Năm 1125, sư sưu tập những bài tiểu sử nói về công hạnh và đức nghiệp của Chư gia trong thiền lâm để soạn thành bộ Thiền Uyển Mông Cầu, còn gọi là Thiền Uyển Dao Lâm (Vườn Thiền Rừng Ngọc) gồm 3 quyển, là sách tham khảo quan trọng giúp người mới học biết rõ đường hướng tu hành.

CHÍ NGUYÊN

志元

Thiền sư đời Ngũ Đại, nối pháp Thiền sư Thạch Sương Khánh Chư, pháp hệ Thanh Nguyên. Thụy hiệu “Viên Tịnh Đại Sư”.

CHÍ NHÂN

志仁

Thiền sư sống vào cuối đời Nguyên-đầu đời Minh, họ Ngô, tự Hành Trung, hiệu Hy Di Tẩu, Đạm Cư Tử, người xứ Bà Dương (nay là huyện Bà Dương, tỉnh Giang Tây) Trung Quốc, nối pháp Thiền sư Hạnh Đoan, tông Lâm Tế.

Tác phẩm: Đạm Cư Cảo.

CHÍ NHÀN (?-895)

志閑

Thiền sư đời Đường, họ Sử, người xứ Quán Khê (nay thuộc tỉnh Hà Bắc) Trung Quốc, nối pháp Thiền sư Nghĩa Huyền, tông Lâm Tế.

CHÍ ÔN (1217-1267)

志溫

Thiền sư đời Nguyên, họ Hác, tự Kỳ Ngọc, hiệu Toàn Nhất, người xứ Hình Châu (nay là huyện Hình Đài, tỉnh Hà Bắc) Trung Quốc, nối pháp tông Tào Động. Thụy hiệu: Phật Quốc Phổ An Đại Thiền sư.

CHÍ PHÙNG (909-985)

 

view(730)