C

Posted by tranminhhuydn on Mon, 03/04/2017 29:06

CA ĐẠO

歌道

Từ gọi chung các loại thi ca cổ điển Nhật Bản như: Liên ca, Trường ca, Hài cú.

Trong các loại thi ca cổ điển này phảng phất rất nhiều các ý thơ, tình thơ của Thiền tông. Ca đạo là một môn nghệ thuật mà người Nhật đã dựa trên nền tảng của tinh thần: Vô sư độc ngộ, lãnh noãn tự tri, đốn ngộ trực chứng của Thiền tông để đặt ra.

Theo: Triết học Zen của HT. Thiên Ân.


CA VĂN

迦文

Thich ca

 

Gọi đủ: Thích Ca Văn Phật. Tức Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Viên Ngộ Phật Quả Thiền sư ngữ lục, q. 16 ghi:

迦文老人久默斯要、三百餘會畧不明破、但隨機救拔、候時節到來。

Ông già Thích-ca im lặng với yếu chỉ này, hơn 300 hội bỏ bớt chẳng nói rõ ra, chỉ tùy cơ cứu vớt, đợi thời tiết đến.

箇、个、個

1. Này, ấy, đó, kia.

Chỉ thị đại từ.

NTNL q. thượng ghi:

退院上堂:進院得住便住、退院要行便行、還相委悉麼?箇條烏拄杖、莫怪太生獰。擲拄杖、下座。

Hôm từ chức Trụ trì, sư thượng đường nói: Nhậm chức Trụ trì, trụ được liền trụ. Từ chức Trụ trì, cần đi liền đi, có biết cho chăng? Cây gậy đen sì này, đừng trách nó rất dữ tợn. Sư ném cây gậy, bước xuống tòa.

2. Trợ từ, đặt sau hình dung từ, phó từ, không có thật nghĩa.

Tiết Phúc Tiên Chiêu Khánh Hòa thượng trong TĐT q. 13 ghi:

吳坂當年塔未開、宋雲蔥岭見師回、手携只服分明箇、後代如何密薦來?

Năm xưa ở sườn núi Ngô khi chưa mở cửa tháp ra, Tống Vân đi ngang Thông Lãnh thấy sư (Tổ Đạt-ma) trở về Ấn Độ, tay cầm chiếc dép thật rõ ràng. Đời sau làm sao thầm lãnh hội đây?

3. Lượng từ cá dùng để chỉ toàn thân con người.

VMQ ghi:

抬腳踏翻香水海、低頭俯視四禪天、一箇渾身無處著、請續一向。

Giơ chân đá bật biển Hương Thủy, cúi đầu xem thấy trời Tứ Thiền. Ngộ được toàn thân không chỗ dính, hãy tiếp tục tiến lên.

4. Lượng từ dùng để chỉ vật to, hoặc một không gian lớn, hoặc một khu vực rộng.

Tắc 20, BNL ghi:

不見僧問大梅:如何是祖師西來意?梅云:西來無意。鹽官聞云:一箇棺材、兩箇死漢。玄沙聞云:鹽官是作家。

Chẳng thấy Tăng hỏi Đại Mai: Thế nào là ý Tổ sư từ Ấn Độ sang? Mai đáp: Tổ sư không có ý! Diêm Quan nghe được, nói: Một cái quan tài, hai cái tử thi! Huyền Sa nghe được lời này liền nói: Diêm Quan là bậc tông sư đại cơ đại dụng.

CÁ BAN

箇般

Như thế, như vậy.

NTNL q. thượng ghi:

箇般眞境界、贏得倚欄干。

Cảnh giới chân thật như vậy, chỉ có được khi đứng dựa lan can.

CÁ ĐẢO ĐOẠN

箇倒斷

Cái lộn ngược.

    Thuật ngữ Thiền tông chỉ cho chỗ chứng ngộ.

Kiết hạ khai thị chúng ở Thuận Tâm Am trong TMMBTSTL ghi:

直待手忙腳亂何不趁、今日病未及體時、早討取箇倒斷。

Đợi chi đến lúc tay chân rối loạn, sao chẳng nhân lúc ngày nay bệnh chưa đến thân hãy sớm tìm lấy chỗ chứng ngộ.

CÁ LÝ

箇里

Còn gọi: Cá trung.

Chỗ này, ở đây, trong đây.

Động Sơn Vân Thiền sư trong NĐHN q. 14 ghi:

秋風卷地、夜雨翻空、可中別有清凉、箇里更無熱惱。

Gió thu cuốn bụi đất, mưa đêm trút từ trời. Nếu như riêng có mát mẻ, chỗ này lại không nóng bức.

CÁC CHỦ

閣主

Chức vụ để gọi người quản lý những kiến trúc quan trọng ngoài 7 điện đường chủ yếu (thất đường già lam) của đại tự viện, dưới sự giám sát của Duy-na. Các là từ được dùng để chỉ cho điện đường của tự viện.

Điều Duy-na trong TUTQ q. 3 ghi:

如堂頭侍者、聖僧侍者、延壽堂主、爐頭、衆一寮寮主、首座、閣主、竝維那所請。

Các vị như: Đường đầu thị giả, Thánh tăng thị giả, Diên thọ đường chủ, Lô đầu, Liêu chủ của các liêu, Thủ tọa, Các chủ đều được Duy- na mời.

CÁCH LƯỢNG

格量

Quy cách và số lượng, chỉ cho khuôn mẫu.

Tiết Bàng Uẩn cư sĩ trong NĐHN ghi:

居士所至之處、老宿多往復問酬、皆隨機應響、非格量軌轍之可拘也。

Chỗ tuyệt vời của cư sĩ là tùy cơ ứng đáp phần lớn câu hỏi của các bậc lão túc, mà không câu nệ vào khuôn mẫu sẵn có.

CÁCH NGOA TRẢO DẠNG

隔靴抓癢

Còn gọi: Cách ngoa tao dạng, cách ngoa bà dạng.

Chân ngứa mà gãi ngoài chiếc giày.

Thuật ngữ Thiền tông chỉ cho không thực sự thấu rõ nghĩa lý của Phật pháp.

Theo điều Kinh Ninh Lăng An Phúc Tử Thắng TTĐL q. 11 ghi:

拈拂敲床、大似隔靴抓痒。

Giơ phất trần gõ vào giường thiền giống hệt như gãi ngứa ngoài chiếc giày.

Tựa sách Thiền tông VMQ ghi:

掉棒打月、隔靴爬痒、有甚交涉?

Quơ gậy đập trăng, gãi ngứa ngoài chiếc giày thì có dính dáng gì!

CÁCH NGOẠI

格外

Siêu việt tri thức, kiến giải, hoặc vượt ra ngoài nguyên tắc, cách thức thông thường.

Tiết Lương Sơn Duyên Quán Thiền sư trong NĐHN q. 14 ghi:

垂釣四海、只釣獰龍。格外玄機、爲尋知己。

Buông câu bốn biển, chỉ câu rồng dữ. Cơ nhiệm mầu vượt mức bình thường vì tìm tri kỷ.

CÁCH NGOẠI ĐÀM

格外談

Câu nói xuất cách. Câu nói vượt ra ngoài quy phạm và tri kiến thông thường.

Tiết Dược Sơn Lợi Dục Thiền sư trong NĐHN q. 14 ghi:

格外之談、乞師垂示。

Một câu xuất cách, xin thầy chỉ dạy.

CÁCH SONG KHÁN MÃ KỴ

隔窻看馬騎

Xem ngựa chạy qua song cửa.

Thuật ngữ chỉ cho thời gian rất nhanh, chớp mắt là vù qua.

Bài tựa của Thiền sư Vô Môn trong VMQ ghi:

若是箇漢、不顧危亡、單刀直入、八臂那吒、攔他不住。縱使西天四七、東土二三、只得望風乞命。設或躊躇、也似隔窻看馬騎、眨得眼來、早已差過。

Nếu là người tham thiền chân chính, không màng chi đến nguy vong, một đao vào thẳng thì Na Tra tám tay giữ lại không nổi. Cho đến 28 vị Tổ Tây Thiên và 6 vị Tổ Đông Độ cũng chỉ còn cách nép mình xin tha mạng. Còn cứ chần chờ, khác chi đứng trong nhà xem ngựa chạy qua song cửa, vừa chớp mắt sớm đã vù qua.

CÁCH THÂN CÚ

隔身句

Còn gọi: Cách thử cú.

Câu nói đặc biệt, dùng để diễn tả ý chỉ cứu cánh, mà lời nói bình thường không thể biểu đạt.

Tắc 14, BNL ghi:

看他兩人放則雙放、收則雙收、潙仰下謂之境致。風塵草動、悉究端倪、亦謂之隔身句。

Xem hai kẻ kia buông thì cùng buông, nắm thì cùng nắm, tông Quy Ngưỡng gọi là cảnh trí. Những việc nhỏ như gió thổi bụi dấy cỏ lay cũng nên tham cứu kỹ lưỡng đầu mối của nó. Đây cũng gọi là Cách Thân Cú.

CÁCH THIÊN SƠN

隔千山

Cách ngàn núi.

Thuật ngữ Thiền tông chỉ cho cùng với thiền ý cách nhau rất xa.

Tiết Phổ Hiền Nguyên Tố Thiền sư trong NĐHN q. 18 ghi:

未開口時先分付、擬思量處隔千山。莫言佛法無多子、未透玄關也大難。

Khi chưa mở miệng đã trao cho rồi, chỗ định suy nghĩ cùng với thiền ý cách nhau rất xa. Chớ nói Phật pháp không gì nhiều, chưa thấu ải thiền cũng là rất khó.

CÁCH TỬ MÔN

隔子門

Cửa cái của thất vị Trụ trì tự viện, mặt cửa hướng ra sân ngoài.

MGNL q. 4 ghi:

玄沙與地藏在方丈說話、夜深、沙云:侍者關隔子門、汝作麼生出得?地藏云:喚什麼作門?

Huyền Sa và Địa Tạng nói chuyện với nhau ở phương trượng. Đến khuya, Huyền Sa nói: Thị giả đóng Cách tử môn (cửa cái), ông làm sao ra được? Địa Tạng nói: Ông gọi cái gì là cửa chứ?

CÁCH XÍCH

格尺

Chuẩn mực.

PDNL q. hạ ghi:

此土與西天箇箇明格尺。

Trung Quốc với Ấn Độ mỗi nơi đều chứng tỏ được chuẩn mực.

CÁI THIÊN CÁI ĐỊA

蓋天蓋地

Còn gọi: Phổ thiên phổ địa, Tận thập phương thế giới.

1. Thuật ngữ chỉ cho Phật pháp xưa nay như thị, bao trùm tất cả. Sự hiển hiện của chân lý này nơi nào cũng có như: tất cả cỏ cây, núi sông, chim bay thú chạy, cho đến 4 oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi, sống chết vui buồn của chúng sinh.

2. Thuật ngữ Thiền tông chỉ cho trạng thái của người tu thiền sau khi triệt ngộ đi khắp nơi giáo hóa chúng sinh.

Tắc 5, BNL q. 1 ghi:

巖頭喝云:你不見道從門入者不是家珍、須是自己胸中流出蓋天蓋地、方有少分相應。

Nham Đầu hét một tiếng, bảo: Ông chẳng thấy nói “Từ cửa vào thì chẳng phải của báu trong nhà”, phải từ hông ngực của mình lưu xuất để giáo hóa chúng sinh ở khắp nơi mới có tương ưng chút ít.

Theo: PQĐTĐ nhóm Từ Di.

CÁI THỰC THUẦN Y

丐食鶉衣

Ăn xin, mặc đồ cũ rách.

Thuật ngữ Thiền tông chỉ cho đời sống nghèo khổ trong sạch của chư tăng.

Trung Phong Hòa thượng hành lục trong TPQL q. 30 ghi:

汝若無力處衆、只全身放下、向半間草屋、冷淡枯寂、丐養鶉衣、且圖自度。

Nếu không có năng lực quản chúng, chỉ cần ngươi buông hết toàn thân, ở nửa gian nhà cỏ, lạnh lùng với mọi sự, ăn xin, mặc đồ cũ rách, mong cầu tự độ.

CẢI ĐÁN

改旦

Ngày mùng một mỗi tháng tính theo âm lịch.

Tiết Chân Như Giới Hương Thiền sư trong NĐHN q. 18 ghi:

孟冬改旦曉天寒

落葉歸根露遠山

Mồng một tháng mười biết trời rét

Lá rụng về cội bày núi xa.

CẢI PHỤC

改服

Thay đổi y phục.

Thuật ngữ Thiền tông chỉ cho việc sửa đổi giáo phái hoặc tông môn.

Tiết Thiên Đồng Phổ Giao Thiền sư trong NĐHN q. 18 ghi:

幼穎悟、未冠得度。往南屏听台教、因爲檀越修懺摩。有問曰:公之懺罪、爲自懺耶、爲他懺耶?若自懺罪、罪性何來?若懺他罪、他罪非汝、烏能懺之?師不能對、遂改服游方、造泐潭。

Thuở bé sư thông minh hơn người, chưa đến tuổi hai mươi đã xuất gia. Sư đến Nam Bình nghe giáo nghĩa Thiên Thai. Nhân thí chủ xin sư làm lễ sám hối cho họ, có người hỏi sư rằng: Cái việc sám hối của ông là tự sám hay sám hối cho người khác? Nếu tự sám thì tính tội ở đâu? Nếu sám hối cho người khác thì tội đó đâu phải của ông mà sám? Sư không đáp được nên đổi y phục đi du phương đến Lặc Đàm.

CAM GIÁ SINH

甘蔗生

Hiệu của Thiền sư Kim Thích đời Thanh.

X. Kim Thích.

CAM LỘ TỰ

甘露寺

Chùa Cam Lộ.

1. Chùa ở núi Hòa Sơn phía Tây bắc huyện Vĩnh Tân, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc.

Lục Triều sáng lập lấy núi làm tên gọi là “Hòa Sơn Tự”. Niên hiệu Đại Trung Tường Phù thứ 1 (1008) đời Tống đổi tên là “Cam Lộ Thiền Viện”. Những vị Thiền sư như: Sư Dương, Đức Phổ, Tâm Giám lần lượt ở đây, đồ chúng thường lên đến vài ngàn người.

2. Chùa nằm lưng chừng núi Bắc Bán thuộc Cửu Hoa Sơn, tỉnh An Huy, Trung Quốc.

Là một trong bốn đại tùng lâm ở Cửu Hoa Sơn. Niên hiệu Khang Hy thứ 6 (1667) đời Thanh, Quốc sư Ngọc Lâm phụng chỉ đi dâng hương Cửu Hoa, thấy núi sông bao quanh bèn cất chùa nơi đây. Ngày khởi công tùng trúc khắp núi đều nhỏ giọt cam lộ. Hơn nữa, quốc sư chịu sự khải phát về cam lộ trong kinh sách Phật giáo nên đặt tên chùa là “Cam Lộ Tự”. Khoảng niên hiệu Đồng Trị (1862-1874) đời Thanh trùng tu. Đại hùng bảo điện mang đậm màu sắc hương vị cổ xưa, đỉnh lợp ngói lưu ly rộng rãi những năm gian, điêu khắc cánh hoa, hạt hoa, phong cách trang nghiêm thuần phác cổ xưa. Trước điện là khoảng sân rộng thoáng, đối diện là Khách đường, Vi Đà điện, điện thờ phụ hai bên là Tổ sư điện. Lầu gác trên dưới phân biệt: Ngọc Phật lâu, Thiền đường, Pháp đường, Phương trượng thất và Vân thủy đường là nơi tiếp đãi tăng nhân vân du hành cước. Điện vũ hoàn chỉnh, lầu gác chỉnh tề. Chung quanh rừng trúc xanh biếc che kín mặt trời.

CẢM HÀ

感荷

Cảm tạ, tiếp nhận trong niềm cảm kích.

Tào Khê Đại Sư Biệt truyện ghi:

朕感荷師恩、頂戴修行、永永不朽。

(Đường Cao Tông) xuống chiếu rằng: Trẫm cảm tạ ân đức của Đại sư, kính cẩn tu hành mãi mãi.

CẢM THÀNH (?-860)

感誠

Thiền sư thời Bắc thuộc, thuộc dòng Vô Ngôn Thông đời thứ 1, nối pháp Thiền sư Vô Ngôn Thông. Sư họ Thị, pháp danh Lập Đức, người huyện Tiên Du (nay thuộc tỉnh Hà Bắc) Việt Nam. Sư trụ chùa Kiến Sơ ở làng Phù Đổng, huyện Tiên Du.

Theo: Thiền Uyển Tập Anh.

CAN BÁC BÁC

干剝剝

Khô không khốc. Khô khao, không có nước.

NTNL q. thượng ghi:

一葉落、空索索;天下秋、干剝剝。

大衆、若還坐在者裏、總是渴死底漢。

Chiếc lá rơi, trống thông thống; khắp nơi thu, khô không khốc!

Đại chúng, nếu còn ngồi ở chỗ này thì đều là những kẻ chết khát.

CAN BÁN

干絆

Phát sinh liên hệ, vướng mắc.

HSLNMDT q. 1 ghi:

但得直心正念、挻身向前、自然巍巍堂堂、不被此等妄想纏繞、如脫鞴之鷹、二六時中、於一切境緣、自然不相絆、自然得大輕安、得大自在。

Chỉ cần trực tâm chính niệm, vươn lên phía trước, ắt sẽ sừng sững đầy khí phách, chẳng bị các thứ vọng tưởng này quấy rầy, như con chim ưng thoát khỏi bàn tay thợ săn. Trong suốt ngày đêm, đối với tất cả cảnh duyên, tự nhiên không vướng mắc, tự nhiên được hoàn toàn nhẹ nhõm an vui, được tự do tùy ý, thông suốt, hoạt bát thanh thản.

CAN BỘC BỘC

干嚗嚗

Khô không khốc.

Thuật ngữ Thiền tông chỉ cho Thiền sư khô khan, ít nói.

TMVK ghi:

圓悟、佛眼、佛鑑同在五祖。一日相謂曰:老和尚(指五祖法演)只是干嚗嚗地、往往說心說性不得。

Viên Ngộ, Phật Nhãn, Phật Giám cùng ở núi Ngũ Tổ. Một hôm họ bảo với nhau rằng: Lão Hòa thượng (chỉ Ngũ tổ Pháp Diễn) chỉ là Thiền sư khô khan ít nói, thường không nói được tâm tính.

CAN ĐẢ HỐNG

干打哄

Uổng công lên tiếng, phí công dạy dỗ.

Tiết Quang Hiếu Thâm Thiền sư trong NĐHN q. 16 ghi:

龍生龍、鳳生鳳

老鼠養兒沿屋棟

達磨大師不會禪

歷魏游梁干打哄。

Rồng sinh rồng, phụng sinh phụng

Xà nhà mụ chuột nuôi con tiện

Đại sư Đạt-ma chẳng ngộ thiền

Từ Ngụy qua Lương uổng lên tiếng.

CAN ĐẦU TIẾN BỘ

竿頭進步

Trên đầu sào trăm thước lại tiến thêm một bước.

Thuật ngữ Thiền tông chỉ cho hành động dũng cảm của người tham thiền vượt qua đầu sào ý thức để đi đến cảnh giới đại ngộ.

Ngài Huệ Khai (Vô Môn) bình rằng:

進得步翻得身更嫌何處不稱尊。雖然如是且道:百尺竿頭如何進步、嗄!

Tiến bước được, lộn thân được, còn ngại chỗ nào chẳng xưng tôn? Song dù như thế hãy nói thử coi! Đầu sào trăm thước làm sao tiến bước, hả?

Theo: PQĐTĐ nhóm Từ Di.

CAN HOÀI

干懷

Quấy rối, quấy rầy, động lòng.

Trong bài Hoạch châu ngâm của Quan Nam Trưởng lão, trong CĐTĐL q. 30 ghi:

不坐禪、不修道、

任運逍遙只麼了。

但能萬法不干懷、

無始何曾有生老?

Chẳng tọa thiền, chẳng tu đạo

Mặc tình phóng khoáng thế ấy thôi!

Đối với muôn pháp chẳng động lòng

Sinh lão từ xưa đâu từng có?

CAN MỘC

竿木

Còn gọi: Mộc thượng tọa.

Cây gậy.

Thuật ngữ Thiền tông chỉ cho cây gậy nhiệm mầu vô hình trong hông ngực của Thiền sư, tức là uy lực của thiền mà các thiền sư dùng để tiếp hóa người học.

Can mộc tùy thân (Cây gậy tùy thân): là dụ cho cơ dụng tự tại vô ngại của thiền sư.

Tắc 10, TDL ghi:

有收有放、竿木隨身;能殺能活、權行在手。

Có nắm có buông, cây gậy tùy thân. Hay giết hay tha, quyền hành trong tay.

TTM Tịch Nghĩa Giải của Thiền sư Trung Phong Minh Bản ghi:

唯有木上座也無好、也無惡、也無是、也無錯、通身只麼黑皴長年靠在繩床角。

Duy có cây gậy chẳng tốt xấu, chẳng đúng sai, toàn thân chỉ một màu đen sì, suốt năm dựa bên góc thiền sàng.

CAN SÁCH SÁCH

干索索

Khô không khốc.

Thuật ngữ Thiền tông chỉ cho thiền nhân khô khan đạm bạc.

MANL ghi:

徑山(系密庵禪師之法號)干索索地、有也不興、無也不奪。

Kính Sơn (pháp hiệu của Mật Am) khô không khốc, lúc có thì chẳng giàu chi, lúc không thì chẳng có gì để lấy.

CAN TRÚC GIẢO CHẤP

干竹絞汁

Vắt tre khô tìm nước.

Ý nói làm việc uổng công vô ích.

Bài tựa của Tập Ông trong VMQ ghi:

雖添幾箇注脚、大似笠上頂笠、硬要習翁贊揚、又是干竹絞汁。

Gượng thêm vài lời chú thích giống hệt như trên nón đội thêm nón, còn muốn cho Tập Ông khen ngợi chỉ là uổng công vô ích.

CÀN HUỆ

乾慧

Trí huệ suông.

Thuật ngữ Thiền tông chỉ cho người chỉ chạy theo lời nói tri giải, chẳng thể chân thật tham học để minh tâm kiến tánh.

Tiết Động Sơn Lương Giới Thiền sư trong NĐHN q. 13 ghi:

末法時代、人多乾慧。

Thời đại mạt pháp, người ta phần lớn có càn huệ.

Căn cứ trong kinh Phật, Càn Huệ vốn có nghĩa dù có trí huệ mà chưa được nước định, chưa được nước lý, là địa thứ nhất trong Thập địa của Tam thừa.

CÀN KHÔN ĐỘC BỘ

乾坤獨步

Đất trời riêng bước.

Mô tả Thiền sư tỏ ngộ không còn mảy may chấp trước nương tựa, vận dụng tự tại vô ngại.

Tựa của VMQ ghi:

大道無門、千差有路。透得此關、乾坤獨步。

Trong nhiều cửa phương tiện thì đại đạo không có cửa . Thấu qua cửa ải này thì đất trời riêng bước.

CÀN PHONG

乾峯

Thiền sư sống vào cuối đời Đường, nối pháp Động Sơn Lương Giới, tông Tào Động. Sư trụ ở Việt Châu (tỉnh Chiết Giang) Trung Quốc.

CÀN PHONG NHỊ QUANG, TAM BỆNH

乾峯二光三病

Hai loại quang, ba loại bệnh của Càn Phong.

Lời thượng đường khai thị của Thiền sư Càn Phong: Khi đến cảnh giới ngộ cần phải trừ bỏ, thoát khỏi nhị quang và tam chủng bệnh.

- Nhị quang (Hai loại quang):

1. Năng thủ quang: Chỉ cho mê hoặc vi tế khởi lên nơi chủ quan.

2. Sở thủ quang: Chỉ cho mê hoặc vi tế khởi lên nơi khách quan.

- Tam chủng bệnh (Ba loại bệnh):

1. Vị đáo tẩu tác: Hễ chưa đạt đến cảnh giới ngộ thì còn tán loạn.

2. Dĩ đáo trụ trước: Đạt đến cảnh giới ngộ mà sinh tâm bám giữ cũng là bệnh.

3. Thấu thoát vô y: Đạt đến cảnh giới ngộ, tuy lìa thoát tất cả chấp trước, nhưng không thấu đạt đến chỗ sáng sủa thì vẫn còn là bệnh.

NĐHN q. 30 ghi:

法身有三種病、二種光、須是一一透得、始解歸家穩坐、須知更有向上一竅在。

(Hòa thượng Càn Phong ở Việt Châu thượng đường nói): Pháp thân có ba loại bệnh, hai loại quang, cần phải mỗi mỗi thấu suốt mới hiểu được cách về nhà ngồi yên ổn, nhưng cần phải biết còn có một then chốt hướng thượng nữa!

Theo: PQĐTĐ nhóm Từ Di.

CÀN THỈ QUYẾT

乾屎橛

Que cứt khô.

Công án nổi tiếng, là cơ ngữ của thiền sư Văn Yển sống vào cuối đời Đường - đầu đời Ngũ Đại.

Công án này thấy chép ở Tiết Vân Môn Văn Yển Thiền sư trong Ngũ Đăng Hội Nguyên quyển 15 như sau:

問:如何是佛?師曰:乾屎橛。

Có vị tăng hỏi: Phật là gì? Sư đáp: Que cứt khô.

Vân Môn đáp như thế đã hiển bày cơ dụng chặt đứt đường ngôn ngữ của người học, cũng thể hiện được tác phong quở Phật mắng Tổ của nhà thiền. Thiền lâm đời sau thường niêm đề công án này.

Hiền Công Đại Hòa thượng hành nghiệp khúc ký trong NHQL q. 37 ghi:

明年、值夀昌無明和尚開法董岩、師往謁之、反复微詁。昌曰:此事不可以意解、須力參乃契。因勉看乾屎橛。

Năm sau, nhân dịp Hòa thượng Vô Minh Thọ Xương khai pháp ở Đổng Nham, sư đến yết kiến ngài, thưa đi hỏi lại nhiều lần. Xương bảo: Việc này không thể dùng ý để hiểu, cần phải ra sức tham thiền thì mới khế ngộ. Do đây, sư cố gắng khán công án “Càn thỉ quyết”.

CANH HẬU NIÊN

更後年

Năm thứ tư tính từ năm nay trở đi.

PDNL q. trung ghi:

前年去年也恁麼。明年後年更後年外後年也恁麼。

Năm kia, năm ngoái cũng như thế. Năm sau, năm sau nữa, canh hậu niên ngoài năm sau cũng như thế.

CANH NHÂN ĐIỀN BẤT CHỦNG, HÒA THỤC BẤT LÂM TRƯỜNG

耕人田不種、禾熟不臨場

Người cày không gieo hạt, lúa chín không đem phơi.

Chỉ cho thiền nhân quên đi cội rễ nhà mình, không thấy được Phật tính của chính mình.

Tiết Kính Sơn Hồng Nhân Thiền sư trong NĐHN q. 9 ghi:

僧問:掩息如灰時如何?師曰:猶是時人功幹。曰:幹後如何?師曰:耕人田不種。曰:畢竟如何?師曰:禾熟不臨場。

Tăng hỏi: Khi nhập diệt như tro tàn thì thế nào? Sư đáp: Vẫn còn là công phu tu hành của người ấy. Tăng hỏi: Sau công phu đó là gì? Sư đáp: Người cày không gieo hạt. Tăng hỏi: Rốt cuộc như thế nào? Sư đáp: Lúa chín không đem phơi.

CANH Y

更衣

Còn gọi: Cải phục.

Thay đổi y phục.

Thuật ngữ Thiền tông chỉ cho việc thay đổi giáo phái hoặc tông môn.

TMVK ghi:

筠州黃蘗泉禪師。初習百法論。講肆有聲。更衣南詢。見眞淨和尚於洞山。

Thiền sư Hoàng Bá Tuyền ở Quân Châu ban đầu học tập Bách pháp luận, nổi tiếng trong các pháp hội. Sau thay đổi y phục đến phương Nam học hỏi, gặp Hòa thượng Chân Tịnh ở Động Sơn.

CÁNH KHÂM (910-977)

竟欽

Thiền sư đời Ngũ Đại, họ Trịnh, người Ích Châu (nay là Thành Đô, Tứ Xuyên) Trung Quốc.

Sư nối pháp thiền sư Vân Môn Văn Yển, sáng lập chùa Hưng Phúc ở núi Song Phong, Thiều Châu. Chúa Nam Hán thường triệu hỏi về thiền cơ, sư ứng đối nhanh nhẹn. Chúa ban hiệu là Quảng Ngộ thiền sư.

CÁNH NHẬT

竟日

Suốt ngày.

LTNL ghi:

山僧竟日與他説破。學者總不在意。

Suốt ngày sơn tăng nói toạc ra cho các vị, tại vì các vị chẳng chịu để ý.

 

view(1008)